Ả Rập Xê – út là nước có quy mô kinh tế lớn nhất Trung Đông, quy mô GDP đạt khoảng 1,1 nghìn tỷ USD vào năm 2022 theo dữ liệu của IMF. Ả Rập Xê – út có nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới. Trong đó, cung điện hoàng gia cũ ở Ả Rập Xê - út đón hàng triệu khách du lịch mỗi năm.
Để phục vụ phát triển du lịch và kinh tế quốc gia, Ả Rập Xê – út đã quyết định xây đường sắt cao tốc Haramain, trị giá 16 tỷ USD. Tuyến đường sắt cao tốc này dài 450 km, được thiết kế để vận chuyển 60 triệu hành khách mỗi năm, bao gồm hàng triệu người hành hương, thông qua 35 chuyến tàu.
Khi công bố dự án, nhiều nước trên thế giới muốn đảm nhận dự án. Tuy nhiên, tuyến cao tốc này đi qua khu vực sa mạc, nhiệt độ quanh năm trên 50 độ C, hầu như không có mưa nên công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc chưa thực sự hiện đại thì sẽ rất khó để xây dựng công trình này.
Vào thời điểm đó, Ả Rập Xê – út muốn Nhật Bản và Mỹ nghiên cứu và xây dựng công trình trọng điểm này. Ngoài ra, Pháp, Hàn Quốc, Anh cũng muốn tham gia vào dự án này. Tuy nhiên, công nghệ xây dựng cao tốc trên sa mạc hiện đại nhất thế giới thuộc về Trung Quốc nên Ả Rập Xê – út quyết định chọn Trung Quốc xây dự án này. Theo tờ CGTN News, tuyến đường sắt cao tốc Haramain được xây dựng bởi Tập đoàn Cục 18 Đường sắt Trung Quốc và các công ty Trung Quốc đang đi đầu trong lĩnh vực xây dựng đường sắt cao tốc.
Đây là tuyến đường sắt cao tốc điện khí hóa đường đôi đầu tiên ở Ả Rập Xê - út và là tuyến đường sắt cao tốc sa mạc đầu tiên trên thế giới có sự tham gia xây dựng của các công ty Trung Quốc. Tuyến đường sắt cao tốc này sử dụng động cơ đẩy điện sẽ giúp đoàn tàu đạt tốc độ 300 km/giờ, góp phần cắt giảm thời gian di chuyển giữa Mecca và Madinah của Ả Rập Xê - út xuống dưới 2 tiếng thay vì 6 tiếng đi bằng xe buýt.
Cụ thế, Trung Quốc đang làm chủ công nghệ cố định cát để xây đường ray trên sa mạc bằng một loạt máy móc tự động tích hợp công nghệ lõi. Xây dựng đường sắt cao tốc trên sa mạc đòi hỏi phải đặt nền móng vững chắc vì bão cát, nhiệt độ cao, thiếu nước và các vấn đề khác khiến việc xây dựng trở nên vô cùng khó khăn. Nhờ công nghệ, Trung Quốc đã cố định nền bằng sỏi, xây dựng bệ kiểm soát cát rộng 40 mét và cố định cồn cát xung quanh.
Đặc biệt, vì sa mạc có nhiệt độ bề mặt cực cao và sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt đã gây ra những khó khăn lớn cho việc vận hành và xây dựng công trình. Chính vì vậy Trung Quốc đã sử dụng dàn máy lu, máy ủi… không người lái kèm hệ thống quản lý thông minh. Hệ thống quản lý thông minh được sử dụng để thực hiện việc thu thập dữ liệu trong quá trình xây dựng nền đường. Cùng với đó, hệ thống quản lý thông minh giúp kiểm soát chất lượng cho công đoạn xây dựng nền đường và kiểm soát hiệu quả quá trình thi công đầm nén.
Các loại máy lu, máy rải đường làm việc với tần suất cao, làm việc theo tuần tự và đem lại hiệu quả cao. Quan trọng hơn hết là độ chặt, độ phẳng và các chỉ số khác của việc xây dựng công trình do đội máy không người lái tại ra đã đạt tiêu chuẩn. Điều này đã được đội ngũ kỹ thuật kiểm chứng.
Cuối cùng, Trung Quốc không chỉ hoàn thành dự án vĩ đại này mà còn khiến nhiều nước trên thế giới công nhận công nghệ xây dựng đường sắt của Trung Quốc. Thông qua dự án này, Trung Quốc đã có những kinh nghiệm quý báu, giúp Trung Quốc đạt được nhiều thành công hơn ở các dự án ở nước ngoài.
Theo tờ EurAsian Times, bên cạnh dự án Haramain, Trung Quốc cũng tham gia vào dự án siêu thành phố NEOM trị giá 500 tỷ USD của Ả Rập Saudi. Trung Quốc và Saudi đã thành lập một quỹ đầu tư trị giá 20 tỷ USD để liên kết "Tầm nhìn 2030" của Riyadh với "Sáng kiến Vành đai, Con đường" của Trung Quốc.
Nguồn: CGTN News, EurAsian Times, Baijiahao