Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong trường hợp nào?

Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

Trường hợp nào thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu?

Trả lời:

Theo quy định của luật Trọng tài thương mại 2010: Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.

Thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu trong trường hợp sau:

- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài (các tranh chấp thuộc thẩm quyền Trọng tài bao gồm: Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại, Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại, Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài)

- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự

- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định (theo quy định tại Điều 16, Luật Trọng tài thương mại 2010 thỏa thuận trọng tài phải được xác lập thành văn bản).

- Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu.

- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật

Khi thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu thì Trọng tài từ chối thụ lý yêu cầu giải quyết của các bên, tranh chấp sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại