Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu!

LƯƠNG HỒNG PHÚC; DESIGN: NHẬT ÁNH |

Bạn yêu chó, nhưng người khác không yêu chó nhiều như bạn. Chó nhà bạn không cắn người, nhưng không phải con nào cũng hiền như thế. Hãy hiểu biết và yêu chó một cách thật văn minh!

Hôm nay bạn tôi, một người yêu chó giống như tôi, bực tức chửi ầm ĩ trong góc một quán cà phê hướng ban công vườn, nơi mà chỉ ngay dưới thôi, nếu tắc một tị, thì hàng trăm con người sẽ nghe thấy cái mồm xinh của bạn nhả châu nhả ngọc toàn từ hôi thối. Bạn cáu nhặng lên sau khi đọc một bài báo về ngày ra quân của đội bắt chó hoang ở TP.HCM.

"Nó chơi ngoài hè thì có tội tình gì mà vợt lên treo ngược nó như con gà con vịt mới vặt lông chờ lên nồi áp suất vậy, có cắn ai đâu mà bắt, có há mồm nhe nanh đâu mà tự dưng bắt nó rọ mõm bịt mồm???", cô liến thoắng.

Bạn tôi có sự đồng cảm đặc biệt với người chủ của con phốc béo ị trong bài viết. Cô, và cả tôi, đều nuôi chó trong nhà, và rất thích mỗi ngày dắt chúng nó ra sân, ra vườn, chạy bộ ngoài phố vui đùa với cả người lớn hay trẻ con trong khu.

Cô có một con Poodle, lông xoăn tít màu cà phê, hơi đần tý nhưng được cái theo người, trẻ con người lớn, nam thanh nữ tú hay thậm chí mấy thằng trộm chó nó cũng theo chân mà hít hửi được. Thế nên cái nỗi lo con chó mình yêu thương tự nhiên bị bắt mất luôn thường trực trong cô.

Nhưng giờ cô lại phải mang thêm một nỗi lo mới: lo chó nhà mình không làm gì cũng tự dưng bị vợt lên bắt giam, 3 ngày sau không ai lên cứu thì đoàn tụ với đồng loại trong ngọn lửa thiêu huỷ.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 1.

Trên Facebook tôi cũng theo dõi kha khá các hội yêu chó mèo, và phần lớn các bài đăng, đương nhiên, chửi xối xả cái chiến dịch tịch thu chó "chạy rông" này.

Đương nhiên, họ có cái lý để mà phẫn nộ, công nuôi công bẵm con chó yêu quý của mình đâu phải là ít, nó cũng như thằng em, con cháu trong nhà, đang yên đang lành bị xách cổ vứt vào trại tập trung với chục với trăm thành phần bất hảo khác, đối diện với nguy cơ nhiễm bệnh tàn tạ nhan sắc thể chất tinh thần, rồi phải mất tiền phạt "hỡi ôi".

Các bạn sợ rằng, với cơ sở vật chất chưa cao, cùng với việc không phải nhân viên bắt chó nào cũng yêu thương động vật, chó nhà các bạn sẽ hoảng loạn, sẽ bầm thân tím vảy.

Tóm lại là các bạn xót chó, xót cả chó nhà lẫn chó hoang. Sinh mệnh nào chả là sinh mệnh, làm gì ai có quyền được coi khinh hay ngược đãi nó, rồi ngang nhiên tiêu huỷ chúng mặc cho chúng chẳng-làm-cái-gì-cả.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 2.

Đương nhiên, tôi là một người yêu chó, con Phốc nhà tôi bé xíu, mua có mấy trăm thôi nhưng giờ có ai trả chục triệu tôi cũng chả bán. Nó là con tôi, chứ không phải đơn thuần chỉ là con vật mà.

Tuy nhiên, đây là những lời biện hộ của cảm tính. Đứng trước câu chuyện này, hãy nhìn thẳng vào vấn đề một cách thật văn minh và lý trí.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 3.

Trả lời cho tôi một câu hỏi, bạn có chắc chó nhà bạn thật sự thân thiện và an toàn với tất cả mọi người hay không?

Tôi biết, ở nhà bạn, hay khu nhà bạn, hay thậm chí những người thuộc vào vòng tròn quan hệ với bạn đều yêu quý và thích chó, nhưng con số này không phải tất cả mọi người. Rất nhiều trẻ con, rất nhiều bạn nữ, bạn nam có quá khứ không lành lặn với chó, và họ sợ chó.

Bạn không thể mặc định tất cả đều phải yêu quý con vật nhà bạn chỉ vì nó chưa từng cắn ai, hay có giấy phép tiêm phòng. Người ta sợ chó vì nó cắn, vì răng nó sắc, kể cả cắn đùa thì cũng vẫn đau, người ta không quan tâm chó nhà bạn có khiếu hài hước hay tăng động kiểu trẻ con.

Sợ thì phải tránh. Và đeo rọ mõm cho chó chính là một cách để bạn thông báo rằng ‘Chó nhà tôi an toàn, nó không cắn đâu, tất nhiên vì mõm nó bị bịt thế kia rồi nó cắn được ai’, rồi người ta sẽ cảm thấy an toàn khi đứng cạnh nó.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 4.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 5.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 6.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 7.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 8.

Thứ hai, trong trường hợp thực sự là chó nhà bạn không cắn ai bao giờ, thì vẫn còn một nguy cơ tiềm ẩn bệnh tật nữa.

Trong nước bọt của chó có rất nhiều vi khuẩn, bởi kể cả chó vàng chó bạc chó tiểu thư công tước, chó của Nữ hoàng Anh thì cũng đều có chung một niềm đam mê đối với những thứ không được sạch sẽ được sản xuất từ chính cơ thể chúng.

Không những thế, thú vui của chúng còn là đi sục sạo khắp nơi, rúc vào nhiều xó xỉnh bụi bặm khiến cho khu vực mũi nhìn thì đáng yêu nhưng cũng tiềm tàng bao nhiêu bệnh tật.

Những vi khuẩn này rất dễ tiếp xúc với cơ thể người, nhất là qua các vết thương. Đã có nhiều trường hợp trên thế giới chỉ vì bị chó liếm mặt, liếm tay chân mà suýt, hoặc đã qua đời do nhiễm trùng.

Đơn cử, tại Anh, một bà cụ 70 tuổi suýt chết sau khi để chú chó săn thỏ Beagle liếm mặt. Theo báo cáo, bà cụ đang ngồi gọi điện cho người thân thì bỗng dưng nói lắp rồi lăn ra bất tỉnh, ở bên cạnh không có bất cứ ai ngoài chú chó cưng.

Sau khi chẩn đoán, người ta phát hiện bà bị nhiễm trùng huyết bởi vi khuẩn có tên Capnocytophaga canimorsus – một loại vi khuẩn phổ biến trong nước bọt chó mèo. Đấy, tuy là yêu, tuy là thương đấy, nhưng lại rất nguy hiểm, thưa các bạn.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 9.

Với cái rọ mõm, sẽ không còn cảnh Pitbull hay các giống chó dữ nguy hiểm cách cắn xé, giết chết các em chó cảnh tội nghiệp nữa. Bạn đã từng phẫn nộ, từng sôi máu vì những câu chuyện từa tựa rồi, tại sao bạn lại phản đối việc bắt chó không đeo rọ mõm nữa.

Hãy trang bị cho chó của bạn ngay nếu như thật sự yêu quý, muốn bảo vệ chúng. Thà rằng khó chịu một chút nhưng đảm bảo, còn hơn tự do phóng khoáng vui tươi rồi lăn ra đấy.

Còn nữa, bạn biết đấy, bệnh dại? Nhất là chó hoang. Mỗi năm ước chừng có tới 55.000 người tử vong do bị chó dại tấn công theo số liệu của WHO. Bên cạnh đó, 15 triệu người khác "tuy không chết nhưng cũng sứt sẹo" phải tiêm chủng phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Thứ ba, câu chuyện về sợi xích. Cái này thì dễ hiểu rồi, một là mấy ông thần bà thần con không cao hứng mà chạy rong đuổi bướm bắt chim rồi buồn mồm cắn mông một bé trai bé gái quanh đấy, nhỉ. Sợi xích cũng thể hiện rằng chú chó này có chủ, không phải chó hoang cần được tập trung bắt bớ.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 10.

Cuối cùng, chắc chắn các bạn không thể đảm bảo được tất cả chó mèo được nuôi đều đã qua tiêm phòng, vắc-xin đầy đủ. Không phải ai nuôi chó cũng ý thức được khâu này, có những người nuôi con chó với tư cách một con chó, một con vật, chứ không phải ai cũng coi chó là bạn, coi chó là thành viên trong gia đình.

Những con chó "rất chó" này, đương nhiên, rất dữ, cũng như rất nhiều mầm bệnh. Cái rọ mõm, cái xích, chính là phương tiện đảm bảo nhất để chúng không gây nguy hiểm tới người xung quanh.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 11.

Tiếp theo, câu hỏi cực kỳ gây nhức nhối đối với cộng đồng yêu động vật. Đó là quyết định tiêu huỷ chó hoang sau 72 giờ bắt giữ mà không ai tới nhận. Thực sự, chính tôi khi nghe thấy quy định tiêu huỷ chó cũng không tránh khỏi đôi chút cảm giác phẫn nộ.

Bạn biết đấy, vẫn câu cũ, sinh mệnh nào cũng là sinh mệnh, ai cho chúng ta cái quyền được thản nhiên vứt sinh mệnh ấy cháy rụi trong lửa?

Thế nhưng, 72 giờ - 3 ngày, là một khoảng thời gian quá đủ cho những người yêu chó chạy đến các điểm tập kết chó hoang để tìm lại con vật yêu quý của mình. Địa chỉ đều được công bố đầy đủ, việc của bạn là tìm đến, trình diện giấy tờ để đưa "con" về, thế thôi.

Còn nếu bạn bận, nhà bạn có việc, hãy nhờ bạn bè, người thân, một khi đã yêu chó thì chúng ta sẽ có cách để chuộc chúng về.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 12.

Về vấn đề tiêu huỷ. Không phải chỉ riêng mình Việt Nam mới có chính sách tiêu huỷ chó hoang khi không có người nuôi nhận. Bạn có thể bức xúc rằng tại sao không nuôi tập trung chúng, mà lại chọn biện pháp tiêu cực đến như vậy, tuy nhiên, hãy bình tĩnh một chút.

Ở nước ngoài, cụ thể như Mỹ chẳng hạn, có các trạm cứu hộ tập trung chó mèo (shelter) phần lớn đều là các tổ chức phi chính phủ, tự phát, các nhân viên ở trạm cũng đều là tình nguyện viên và trạm hoạt động bằng các nguồn tiền quyên góp.

Các chú chó hoang, mèo hoang được tập trung về đây cũng sẽ được họ hỗ trợ, nhưng chỉ có thể trong một thời gian nhất định vì dĩ nhiên, tiền không phải đẻ ra từ nồi Thạch Sanh cứ vơi là lại tự động đầy.

Theo các số liệu báo cáo của Bộ Lao Động Mỹ năm 2013, mỗi năm người dân chi tiêu tới 60 tỷ USD (vâng, là TỶ đấy) cho thú cưng. Số thú cưng đó là chính chủ, đương nhiên, sẽ ít hơn số thú hoang rất nhiều lần.

Vậy hãy thử tính một chút với con số 70 triệu chó mèo hoang trên khắp nước Mỹ, con số ấy sẽ khổng lồ đến đâu? Mà chỉ có 6-7 triệu đứa là được đưa về trạm chăm sóc mà thôi?

Khi số thú hoang chạm ngưỡng quá tải, đương nhiên biện pháp cuối cùng là tiêu huỷ, hay có chế độ "cái chết nhân đạo".

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 13.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 14.

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 15.

Cụ thể, ở Nhật, chó bị thu giữ trong vòng 7 ngày nếu chủ không đến nhận sẽ được đưa tới phòng hơi ngạt để "chết nhân đạo". Mỗi năm có tới khoảng 300 nghìn thú hoang không chủ bị đưa vào phòng hơi ngạt để được gỉai thoát. Còn ở Mỹ, mỗi năm có tới 2 triệu chó hoang được "yên giấc" vì không có người tới nhận nuôi.

Quay về Việt Nam, cơ sở vật chất và cả nguồn tài chính không cho phép chúng ta có thể nuôi các em chó hoang trong thời gian quá lâu như vậy. Kể cả quyên góp, bạn có đảm bảo rằng cộng đồng yêu chó mèo có thể quyên góp liên tục, và đủ số tiền để duy trì sự sống cho các em. Thuế thu nhập cá nhân chúng ta đã kêu trời kêu biển, thì đâu phải ai cũng tình nguyện đóng phí chu cấp cho chó hoang một cách tự nguyện hoàn toàn?

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 16.

Thoạt nghe có thể vô lý, nhưng bắt chó hoang, chó không rọ mõm không xích cũng là một cách để bảo vệ chúng khỏi cẩu tặc, bảo vệ những người chủ khỏi thảm kịch tìm kiếm thú cưng trong các lò mổ vô nhân tính.

Mặt khác, bắt và xử lý chó hoang, chó vô chủ cũng là hành động rất đúng đắn và văn minh, vì một cộng đồng và môi trường an toàn cho người dân, cho trẻ nhỏ. Không ai có thể đảm bảo những chú chó hoang kia không một ngày nhảy dựng lên cạp người cả, đúng không?

Từ vấn đề bắt nhốt chó ở TP.HCM: Hãy biết yêu thú cưng một cách văn minh và thấu hiểu! - Ảnh 17.

Bởi vậy, nếu yêu thương chú chó của bạn, hãy mua cho nó một bộ dụng cụ có tên "Bộ kit tránh bị đi tù dành cho chó" bao gồm: vòng cổ có thông tin chủ nhân, rọ mõm, bộ xích ngực, đồng thời đưa chúng đi tiêm phòng, tiêm chủng, có điều kiện hơn thì hãy đưa đi học hành tử tế.

Đừng để chó cưng của bạn tự dưng đang yên lành lại có tiền án tiền sự vì khoả thân đi lêu hêu ngoài đường.

Và trên cả, biết là tình yêu động vật là lớn lắm, nhưng hãy yêu một cách văn minh, yêu một cách có hiểu biết. Hãy nhớ rằng chúng ta là một xã hội, bao gồm nhiều cộng đồng khác nhau, có cộng đồng yêu chó có cộng đồng chỉ yêu ẩm thực thôi.

Biết cách tôn trọng lẫn nhau, biết nghĩ cho nhau để tạo nên xã hội phát triển, đó mới là cái đích thật sự của sứ mệnh sự sống.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại