Hài cốt của Vạn Lịch Đế khi được khai quật. Hình ảnh: Sohu
Vị hoàng đế nắm quyền lâu nhất trong triều Minh là Minh Thần Tông (ông còn được biết đến với cái tên Vạn Lịch Đế). Ông lên ngôi năm 10 tuổi, một tay tạo nên thời đại thịnh vượng của nhà Minh.
Năm 1956, các chuyên gia quyết định khai quật Minh Định Lăng - nơi chôn cất của hoàng đế Van Lịch. Phải mất 2 năm dưới sự lãnh đạo của Quách Mạt Nhược, cuộc khảo cổ mới thực sự hoàn thành. Do công nghệ lúc bấy giờ chưa phát triển nên quá trình tốn rất nhiều công sức.
Tại đây, người ta tìm thấy một số lượng lớn đồ tang lễ bao gồm ngọc bích, vải lụa... Nhưng điều đáng tiếc là do chuyên gia thời đó chưa có đủ kinh nghiệm và hiểu biết nên không xử lý kịp thời dẫn đến nhiều di tích văn hóa nhanh chóng bị oxy hóa, xuống cấp do tiếp xúc với không khí. Điều này đã gây ra tổn thất lớn.
Thời gian trôi qua, các nhà khảo cổ học cuối cùng cũng đi đến nơi sâu nhất. Người ta tìm thấy chiếc quan tài cất giấu bí ẩn về hài cốt của hoàng đế.
Quan tài của Minh Thần Tông và hai hoàng hậu được đặt trên giường của cung điện dưới lòng đất. Bên cạnh đó là 26 hộp gỗ sơn son thếp đỏ đựng đầy đồ tang lễ. Quan tài của hoàng đế Vạn Lịch có kích thước khổng lồ, cao khoảng 1,8 mét. Bên trong được lấp đầy bởi nhiều đồ tùy táng.
Thời điểm khai quật đã là hơn 300 năm kể từ ngày hoàng đế được chôn cất. Do đó, mùi trong quan tài rất khó chịu, thi thể của nhà vua đã bị phân hủy, chỉ còn lại một số bộ xương cứng chưa bị ăn mòn.
Tư thế kỳ lạ của hài cốt hoàng đế Vạn Lịch. Hình ảnh: Kknews
Các nhà khảo cổ học vô cùng ngạc nhiên khi phát hiện thi hài được đặt trong một tư thế rất kỳ lạ: Ông không được chôn trong tư thế nằm ngửa như một người bình thường mà lại bị vặn vẹo đến khó tin.
Tại sao lại có tư thế kỳ quặc như vậy? Một số chuyên gia khảo cổ cho rằng trước khi chôn cất, thi hài được đặt giống như những người bình thường. Nhưng do quá trình vận chuyển nên đã bị xê dịch. Ý kiến này nhanh chóng bị bác bỏ, bởi những đồ tùy táng được sắp xếp gọn gàng trong quan tài. Điều cho thấy không phải lý do vận chuyển.
Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia khẳng định rằng tư thế này hoàn toàn có chủ ý. Trong quan niệm của người xưa, Bắc Đẩu Bội Tinh là nơi dừng chân của hoàng đế. Sau khi nhà vua băng hà, nhất định sẽ đến nơi đó. Vì vậy, thi hài của hoàng đế được đặt theo hình dạng của sao Bắc Đẩu.
Ngoài ra, không chỉ tư thế của hoàng đế Vạn Lịch mới có hình dạng chòm sao Bắc Đẩu, mà ngay cả cấu trúc của tất cả các lăng mộ của hoàng đế thời nhà Minh đều được bố trí theo chòm sao này. Từ đó cũng có thể suy ra rằng, ngoài Hoàng đế Vạn Lịch, tư thế an táng của các vị hoàng đế triều Minh khác cũng nên được đặt theo hình dạng của sao Bắc Đẩu.