Từ sự ngông nghênh của Ibrahimović để nhìn lại các cầu thủ trẻ U16 Việt Nam

Trung Hiếu (S5) |

Từng nhiều lần ăn cắp xe đạp khi còn nhỏ nhưng rồi cuối cùng, Ibrahimović vẫn trở thành một trong những tiền đạo xuất sắc nhất thế giới. Thế mới thấy, sự việc “trò dọa xử thầy” ở đội tuyển U16 Việt Nam mới đây thực ra cũng không nghiêm trọng như nhiều người vẫn bàn tán gần đây.

Trong cuốn tự truyện của mình, Ibrahimović chia sẻ rằng tuổi thơ của anh là một tuổi thơ đầy đen tối và vô cùng ám ảnh. Đó là những chuỗi ngày đầy sóng gió, Zlatan từng dấn thân vào con đường tội lỗi và có ước mơ trở thành một tên trộm chuyên nghiệp. Và thực sự, nếu không có bóng đá, có lẽ giờ đây, Ibrahimović đã trở thành một tay côn đồ chứ không phải là một tiền đạo lừng danh trong lịch sử bóng đá thế giới.

Kể ra như vậy để thấy, ở độ tuổi 15 – 16, việc vấp ngã, sai lầm và thậm chí là vướng vào con đường tội lỗi là rất dễ. Bởi đây là độ tuổi mà đang chuyển giao giữa trẻ con và người lớn nên rất khó để kiểm soát cảm xúc của bản thân. Vì thế, việc những người ở độ tuổi này thường hay có những biểu hiện như bực tức, cáu giận, mất kiểm soát,…

Điều đó chỉ ra rằng, câu chuyện "trò dọa xử thầy" ở đội tuyển U16 Việt Nam một phần cũng là do sự biến đổi tâm sinh lý mà ra. Thực tế, câu chuyện đó cũng chỉ là một đoạn tin nhắn giữa các cầu thủ trên mạng xã hội. Vì bức xúc, không hài lòng với thầy mà bộc phát ra những lời lẽ như vậy.

Từ sự ngông nghênh của Ibrahimović để nhìn lại các cầu thủ trẻ U16 Việt Nam - Ảnh 1.

Ở lứa tuổi 15 - 16, việc các cầu thủ trẻ có những suy nghĩ không chín chắn là chuyện hoàn toàn dễ hiểu...

Để rồi, khi câu chuyện được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều người lại cho rằng các em đó là "vi phạm đạo đức", là "vứt đi", rồi đòi tẩy chay những cầu thủ đó. Thiết nghĩ, có quá đáng quá không với những cầu thủ còn đang tuổi học làm người?

Đúng là các em làm như vậy là sai, thậm chí là rất sai. Nhưng suy cho cùng đó cũng chỉ là những lời lẽ của những "đứa trẻ con". Và những người được xem là trưởng thành hơn, suy nghĩ chín chắn hơn các em phải là những người dạy bảo, uốn nắn các em thành người.

Từ sự ngông nghênh của Ibrahimović để nhìn lại các cầu thủ trẻ U16 Việt Nam - Ảnh 2.

... và đó là lúc mà những vị HLV cần phải đứng ra để chỉ dạy, uốn nắn các em suy nghĩ đúng đắn hơn.

Tại VCK U23 Châu Á vừa qua, thậm chí HLV Park Hang-seo còn không để các cầu thủ sử dụng điện thoại nhằm tránh bị tác động từ dư luận. Thế mới thấy, sức mạnh của dư luận đối với các cầu thủ là khủng khiếp như thế nào. Đó có thể là động lực cho cầu thủ phấn đấu, nhưng đó cũng có thể trở thành "con dao vô hình" giết chết sự tự tin và tâm lý của các cầu thủ, đặc biệt là các cầu thủ trẻ.

Còn đối với các cầu thủ U16 Việt Nam, đây là lúc các em thể hiện bản lĩnh của mình. Hoặc vượt lên trên sự dè bỉu, chỉ trích của dư luận để tiếp tục phát triển, hoặc chìm sâu vào khủng hoảng vì áp lực dư luận. Bởi để phát triển, không chỉ nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh, của người hâm mộ, các em cần phải tự mình vươn lên giống như cái cách mà Ibrahimović đã phấn đấu để trở thành một cầu thủ lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại