Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco "bạo chi" hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào?

Huyền Trang |

Bức ảnh Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cầm trên tay lon bia 333 của thương hiệu bia Sài Gòn đã được ông đăng trên trang twitter cá nhân, gửi lời cảm ơn quán Cơm Tay Cầm vì bữa ăn kèm lời nhận xét bằng tiếng việt “Quá ngon!”.

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có chuyến thăm Việt Nam từ ngày 14 đến 16-4 theo lời mời của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. Ngày 15/04, ông Blinken dự lễ khởi công Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Tổng vốn đầu tư cho dự án lên tới 1,2 tỷ USD trên diện tích 3,2 ha tại khu vực đường Phạm Văn Bạch thuộc quận Cầu Giấy, là một trong những đại sứ quán đắt nhất của Mỹ trên thế giới.

Sau các cuộc làm việc, ông cùng các quan chức Mỹ tản bộ, nghe nhạc jazz và có một tiệc sinh nhật sớm vào tối 15/4 ở quán Cơm Tay Cầm tại ngõ Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Trên trang twitter cá nhân, Ngoại trưởng Mỹ đã đăng bài khen ẩm thực Việt Nam, đồng thời gửi lời cảm ơn quán Cơm Tay Cầm vì bữa ăn kèm lời nhận xét bằng tiếng việt “Quá ngon!”.

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 2.

Trong số các bức ảnh về bữa ăn ở Việt Nam được ông Antony Blinken chia sẻ, cho thấy trên "mâm cơm" của ngoại trưởng Mỹ xuất hiện bia lon 333 và bia chai đều thuộc thương hiệu bia Sài Gòn (Sabeco).

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 3.

Ông Antony Blinken cùng các đồng nghiệp thưởng thức ẩm thực Việt Nam. Ảnh: Pool/AP

7 năm trước, trong chuyến thăm Việt Nam vào năm 2016, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã đến một quán bún chả Hà Nội và thưởng thức bia Hà Nội (Habeco) - đối thủ cạnh tranh của Sabeco.

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 4.

Thị trường bia Việt Nam được thống trị bởi 4 hãng lớn là Heineken, Sabeco, Carlsberg và Habeco với trên 90% thị phần. Trong đó, Habeco và Sabeco là 2 thương hiệu bia nội địa phổ biến nhất với người tiêu dùng.

Năm 2022, cả 2 hãng bia đều đạt được kết quả kinh doanh tích cực với mức tăng trưởng cao. Cụ thể, Sabeco ghi nhận doanh thu đạt 34.979 tỷ đồng và lãi ròng gần 5.500 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 33% và 40% so với cùng kỳ cùng với biên lợi nhuận cải thiện lên mức trên 30%. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của hãng bia này từ trước đến nay.

Còn Habeco ghi nhận doanh thu đạt 8.525 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 503 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 55% so với năm 2021.

Tuy nhiên, dễ nhận thấy khoảng cách về doanh thu và lợi nhuận giữa Sabeco và Habeco đang ngày càng lớn hơn. Doanh thu của Habeco chỉ bằng 24% Sabeco, thậm chí lợi nhuận chỉ bằng 9% đối thủ.

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 5.
Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 6.

Sabeco được biết đến như một trong những thương hiệu bạo chi nhất cho các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, điều đó góp phần giúp Sabeco chiếm lĩnh được thị phần.

Từ năm 2015 đến nay, chưa năm nào Sabeco chi dưới nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại. Chi phí này liên tục tăng kể từ năm 2018, đặc biệt trong 2 năm gần nhất khi con số tăng vọt lên gần 2.200 tỷ năm 2021 và vượt 3.000 tỷ năm 2022. Trung bình mỗi ngày, Sabeco chi 8,4 tỷ cho quảng cáo và khuyến mại.

Chi phí quảng cáo chiếm đến 68% trong chi phí bán hàng của Sabeco.

Từ hình ảnh Ngoại trưởng Mỹ đến thăm Việt Nam, ăn Cơm tay cầm, uống bia 333: Sabeco bạo chi hàng nghìn tỷ cho quảng cáo, khuyến mại thế nào? - Ảnh 7.

Trong khi đó, Habeco cũng chi hàng trăm tỷ đồng mỗi năm cho các quảng cáo, khuyến mại. Dù vậy, chưa có năm nào Habeco thực sự bạo chi cho hoạt động này, thậm chí còn tiết giảm mạnh trong thời kỳ Covid. Năm 2022, các chiến dịch gia tăng nhận diện thương hiệu của Habeco đã rầm rộ hơn, chi phí cũng tăng vọt lên 700 tỷ tuy nhiên vẫn chưa bằng mức trước dịch (2019).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại