Từ đầu năm, Mỹ chi hơn 12 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam: Là mỏ vàng xuất khẩu, Nhật, Hàn Quốc đều ưa chuộng

Như Quỳnh |

Đây là mặt hàng xuất khẩu có trị giá lớn thứ 4 của Việt Nam.

Từ đầu năm, Mỹ chi hơn 12 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam: Là mỏ vàng xuất khẩu, Nhật, Hàn Quốc đều ưa chuộng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã thu về hơn 2,56 tỷ USD trong tháng 10, giảm nhẹ 0,1% so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, mặt hàng này đã giúp Việt Nam thu về hơn 27,6 tỷ USD, giảm 12,9% so với cùng kỳ năm 2022, là mặt hàng xuất khẩu có trị giá lớn thứ 4 trong số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay hàng Việt Nam đã được xuất sang 66 quốc gia và vùng lãnh thổ và được ưa chuộng khi kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức ổn định. Trong số các thị trường, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc là 3 thị trường lớn nhất của dệt may Việt Nam. Cụ thể, đối với Mỹ, quốc gia này đã chi hơn 12,01 tỷ USD để nhập khẩu hàng dệt may từ thị trường Việt Nam, giảm 18,8% so với cùng kỳ đồng thời đây là mặt hàng Mỹ nhập khẩu nhiều nhất từ Việt Nam.

Từ đầu năm, Mỹ chi hơn 12 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam: Là mỏ vàng xuất khẩu, Nhật, Hàn Quốc đều ưa chuộng - Ảnh 2.

Xếp thứ 2 là thị trường Nhật Bản, trong 10 tháng đầu năm nay, Nhật Bản nhập khẩu từ nước ta hơn 3,31 tỷ USD hàng dệt may, giảm 6% so với cùng kỳ năm 2022.

Đứng thứ 3 là thị trường Hàn Quốc, xứ kim chi đã chi hơn 2,66 tỷ USD nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022.

Từ đầu năm, Mỹ chi hơn 12 tỷ USD nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam: Là mỏ vàng xuất khẩu, Nhật, Hàn Quốc đều ưa chuộng - Ảnh 3.

Dệt may là một trong những ngành hàng công nghiệp chủ lực của nước ta. Ngành dệt may hiện nay có quy mô lớn với hơn 13.000 doanh nghiệp hoạt động, là lĩnh vực xuất khẩu hàng đầu của cả nước.

Với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 44,5 tỷ USD, xuất khẩu dệt may của Việt Nam giữ vị trí thứ 3 trên thế giới, sau Trung Quốc và Bangladesh. Ngoài 3 thị trường lớn là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc thì các cường quốc như Anh, Đức và Trung Quốc là các thị trường tiêu thụ chủ yếu các loại hàng dệt may của Việt Nam.

Báo cáo mới đây của McKinsey về bức tranh ngành thời trang năm 2023 đã chỉ ra nguyên nhân ngành dệt may suy giảm. Dệt may là ngành phản ứng khá nhạy với diễn biến kinh tế vĩ mô toàn cầu trong khi lạm phát tại Mỹ và EU đều lên mức cao nhất 4 thập kỷ, lãi suất tại các quốc gia, khu vực này vì thế đều tăng nhanh và mạnh để kiềm chế lạm phát, đổi lại tăng trưởng GDP suy giảm, quy mô nền kinh tế thu hẹp, giảm việc làm và thu nhập, qua đó gián tiếp tác động đến chi tiêu hàng tiêu dùng trong đó có hàng dệt may, điều này đã ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may của Việt Nam.

Tại báo cáo phân tích về ngành dệt may mới nhất, Chứng khoán SSI Research cho rằng, đơn đặt hàng đối với ngành dệt may Việt Nam dự kiến sẽ được cải thiện dần từ quý 4/2023. Hiệp hội Dệt May Việt Nam dự báo, xuất khẩu dệt may của Việt Nam năm 2023 có thể đạt trên dưới 40 tỷ USD, giảm 9-10% so với năm 2022.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại