Tử Cấm Thành thời xưa dùng 60 tấn tiết lợn mỗi năm để "trừ tà"? Sự thật lại đến từ những bức tường màu đỏ

PV |

Tử Cấm Thành luôn mang trong mình những bí ẩn và lời đồn khiến nhiều người không khỏi tò mò về tính thực hư của sự việc.

Tử Cấm Thành không chỉ là biểu tượng của trung tâm quyền lực hai triều đại nhà Minh và nhà Thanh mà còn là nơi chứa đựng di sản văn hóa quý giá của Trung Quốc. Nhiều giai thoại thần bí về Tử Cấm Thành đã được lưu truyền trong dân gian và khơi dậy sự tò mò của nhiều người.

Trong số đó, có tin đồn Tử Cấm Thành cần dùng đến 60 tấn tiết lợn mỗi năm để trừ tà.

Trong hệ thống tư tưởng tín ngưỡng của Trung Quốc cổ đại, việc hiến tế động vật thường được coi là "phương tiện" để giao tiếp với thần linh cũng như trấn áp tà khí. Nhiều gia đình giàu có xưa kia vẫn dùng máu của động vật bôi lên tường để "xua đuổi tà ma" và tin rằng điều này sẽ khiến ngôi nhà của họ trở thành nơi "bất khả xâm phạm" đối với mọi điềm gở.

Tuy nhiên, thực chất việc sử dụng tiết lợn trong Tử Cấm Thành hoàn toàn không bởi mục đích này.

Tử Cấm Thành thời xưa dùng 60 tấn tiết lợn mỗi năm để "trừ tà"? Sự thật lại đến từ những bức tường màu đỏ- Ảnh 1.

Theo các cuốn sách cổ xưa, phương thức để cho ra màu sơn tường đỏ của Tử Cấm Thành gồm hai nguyên liệu chính là huyết lợn và chu sa. Người ra cho rằng, màu sắc của chúng đậm đặc và giúp duy trì màu sắc tường tươi sáng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu, số lượng 60 tấn huyết lợn mỗi năm chỉ là ước tính và bị "thổi phồng" qua những lời đồn đại.

Đến thời điểm hiện tại, người ta đã không còn sử dụng cách thức này để trùng tu lại bức tường thành mà đã chuyển sang những phương pháp hiện đại, thân thiện với môi trường, an toàn cho du khách mà vẫn đảm bảo giữ được gần như nguyên vẹn hiện trạng của Tử Cấm Thành.

Tử Cấm Thành thời xưa dùng 60 tấn tiết lợn mỗi năm để "trừ tà"? Sự thật lại đến từ những bức tường màu đỏ- Ảnh 2.

Mặt khác, là một di sản văn hóa có lịch sử lâu đời, Tử Cấm Thành cũng thực sự tồn tại nhiều nghi lễ xua đuổi tà ma và cầu phúc trong suốt chiều dài lịch sử của mình.

Ví dụ, như việc thiết kế cung điện cổ tuân theo các nguyên tắc phong thủy nghiêm ngặt để đảm bảo sự ổn định của hoàng quyền và hòa bình của giang sơn xã tắc.

Đồng thời, các lễ hội quan trọng trong cung đình như Tết Nguyên đán, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu... sẽ tổ chức các hoạt động thờ tự, cúng trời đất, tổ tiên, xua đuổi tà ma... nhằm mong ước một cuộc sống hưng thịnh, bình yên.

Nguồn: Toutiao, Sohu

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại