Truyền thuyết đáng sợ về bóng đè trong các nền văn hóa

Mỹ Huyền |

Bóng đè đã ám ảnh giấc ngủ của con người hàng thiên niên kỷ nay. Và mỗi nền văn hóa khác nhau đều cố gắng giải thích hiện tượng đáng sợ này.

Bóng đè là hiện tượng tự nhiên và ai cũng có thể gặp phải. Theo cách giải thích khoa học, nhiều khả năng nó xảy ra khi một người thức giấc nhưng các bộ phận khác của cơ thể đang ngủ.

Trong trạng thái REM (ngủ sâu), bạn sẽ nằm mơ và cuống não là tê liệt cơ thể bằng cách ức chế các tế bào thần kinh vận động. Nằm mơ và tê liệt tạm thời thường xảy ra khi con người ngủ sâu nhất.

Với bóng đè, hai điều này xảy ra khi người đó còn tỉnh táo và mở mắt. Nghĩa là, các giấc mơ tạo nên ảo giác, nó sống động như những điều bạn thấy khi thức.

Truyền thuyết đáng sợ về bóng đè trong các nền văn hóa - Ảnh 1.

Cảm giác thường được nhấn mạnh trong cách giải thích bóng đè trên thế giới. Nhiều nền văn hóa nhắc đến việc ngực bị đè nặng.

Một số khu vực ở Brazil lưu truyền câu chuyện dân gian về sinh vật có móng tay dài, ẩn núp trên nóc nhà vào ban đêm. Sinh vật này được gọi là "Pisadeira", nó chui vào nhà và giẫm đạp lên ngực của những người đang ngủ.

Tại xứ Catalonia thuộc Tây Ban Nha có câu chuyện về "Pesanta", con vật màu đen, thường là một con chó hay mèo, đột nhập vào nhà người dân và ngồi lên ngực khi họ đang ngủ, khiến họ khó thở và gặp ác mộng.

Truyền thuyết đáng sợ về bóng đè trong các nền văn hóa - Ảnh 2.

Thời Trung cổ ở Châu Âu, người ta đồn về những con quỷ ngồi lên ngực và quấy rối người ngủ. Chúng gọi là Incubus (quỷ nam) và Succubus (quỷ nữ). Tương tự, ở Newfoundland, Canada, người ta kể có một "bà già" (Old Hag) đến và ngồi lên ngực người đang ngủ.

Một số dân tộc ở Việt Nam và Lào tin rằng đó là một linh hồn ác ý đè lên ngực và cố làm chúng ta khó thở.

Ý tưởng về một thứ nặng nề áp lên cơ thể con người cũng được phản ánh trong thuật ngữ để chỉ hiện tượng bóng đè ở Mexico. Dịch từ tiếng Tây Ban Nha, cụm từ ấy có nghĩa là "một xác chết leo lên người tôi".

Một số nền văn hóa giải thích bóng đè bằng những câu chuyện liên quan đến pháp sư hay triệu hồi sư. 

Ví dụ, trong văn hóa Inuit, người ta cho rằng các pháp sư có thể dùng pháp thuật với người đang ngủ, tạo ra cảm giác "uqumangirniq". Lúc này, người đó không thể di chuyển, nói chuyện hay la hét và sẽ cảm nhận được sự hiện diện của một thứ vô danh hoặc không rõ hình thù.

Văn hóa dân gian Nhật Bản đề cập đến một triệu hồi sư đã kêu gọi một linh hồn đầy hận thù đến để làm nghẹt thở kẻ thù của mình, nhờ một hiện tượng gọi là "kanashibari". Cụm từ này nghĩa là "trạng thái hoàn toàn bị trói buộc, giống như bị quấn bằng xích sắt".

Truyền thuyết đáng sợ về bóng đè trong các nền văn hóa - Ảnh 3.

Trong những nền văn hóa khác, hồn ma và các thế lực siêu nhiên được cho là thủ phạm. Trong một nghiên cứu về người tị nạn Campuchia từ năm 1970, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nhiều bệnh nhân nhắc đến một thứ gọi là "khmaoch sângkât", hay "con ma ấn tôi xuống".

Ở Thái Lan, một hồn ma tên là "phi am" ám ảnh mọi người khi họ còn ngái ngủ và không thể cử động. Và trong một số nền văn hóa truyền thống ở Trung Quốc, "ma áp" gây ra bóng đè.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại