Truy tìm bí mật tại pháo đài "bất khả xâm phạm" của người Do Thái

Cẩm Mai |

Một nhóm nhà khảo cổ thuộc trường Đại học Tel Aviv đã đến sa mạc Judea ở Israel để khai quật pháo đài Masada "bất khả xâm phạm" của người Do Thái.

Khai quật pháo đài của người Do Thái

Pháo đài Masada huyền thoại nằm ở phía tây nam của Biển Chết. Phần lớn Masada do vua Herod Đại đế (Herod I) xây dựng từ năm 40 TCN đến 30 TCN. Đến nay, nó được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.

Truy tìm bí mật tại pháo đài bất khả xâm phạm của người Do Thái - Ảnh 1.

Toàn cảnh pháo dai Masada.

Trước đó, khu vực pháo đài được nhóm của nhà khảo cổ Yigal Yadin khai quật lần đầu tiên từ năm 1963 đến 1965. 

Năm 2006, nhóm nhà khảo cổ thuộc trường ĐH Tel Aviv do Guy Stiebel dẫn đầu đến pháo đầu lần đầu tiên để xem xét những chỗ chưa được khai quật. Theo đó, nhóm sẽ khai quật nhà ở của người Do Thái nổi loạn và khu vườn do vua Herod xây dựng.

Nhóm dự định sẽ khai quật kết cấu ngầm bí ẩn được chụp ảnh từ trên cao vào năm 1924, đến nay vẫn nằm trong bóng tối.

Tiến sĩ Guy Stiebel không biết kết cấu ngầm này được xây dựng để làm gì. Nhưng có lẽ nó đã được dùng làm nơi trú ẩn trong thời kỳ Masada bị bao vây.

Pháo đài Masada kỳ lạ trên sa mạc không chỉ bởi trang bị quân sự, mà còn vì những thứ khác. Một số chuyên gia cho rằng hơn 95% pháo đài Masada đã được khai quật, nhưng Stiebel cho rằng thứ cốt lõi nhất còn chưa được khám phá, trong đó có công trình ngầm bí ẩn vẫn nằm yên đó.

Đến nay, giới khảo cổ vẫn tiếp tục công việc khám phá bí mật của pháo đài này.

Lịch sử của pháo đài Masada trên sa mạc

Pháo đài cổ Masada đứng trên bờ tây sa mạc Judean. Chỉ cách hơn 400m là ra đến bờ tây Biển Đen, nên nhìn từ đỉnh cao nguyên xuống thấy quang cảnh thật ngoạn mục. 

Ngoài pháo đài ra, ở Masada còn có lâu đài của vua Herod được thiết kế giống như biệt thự La Mã. Trong phòng chứa rượu còn nguyên mấy vò rượu ghi chữ Latinh cho biết chúng chứa rượu vang nhập khẩu từ Italia.

Truy tìm bí mật tại pháo đài bất khả xâm phạm của người Do Thái - Ảnh 2.

Lâu đài ở phía bắc Masada.

Sau khi vua Herod qua đời trong năm 4 trước CN, Masada trở thành tiền đồn quân sự và đồn trú của La Mã.

Năm 66 sau CN, cuộc nổi loạn đầu tiên của người Do Thái bùng nổ, đã được Flavius Josephus ghi chép lại. Một nhóm người Do Thái quá khích đã chiếm lại Masada khỏi tay người La Mã vào năm 66.

Truy tìm bí mật tại pháo đài bất khả xâm phạm của người Do Thái - Ảnh 3.

Đoạn đường dốc từng bị quân La Mã bao vây.

Sau khi Jerusalem thất thủ vào năm 70, Masada tràn đầy người lánh nạn chạy trốn để tiếp tục chiến đấu chống người La Mã. Vì thế, Masada trở thành căn cứ điều hành cuộc chiến trong 2 năm sau đó.

Trong năm 73 và 74, Flavius Silva – thống đốc bang Judaea, quyết định chiếm đóng Masada và đập tan sự kháng cự. Do đó, người Do Thái tự tử hàng loạt trước khi quân đội La Mã tấn công như vũ bão.

Nguồn: Ancient Origins

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại