Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật: "Có người cầm dao hăm dọa, rượt đuổi anh em trong Đội săn bắt để đòi lại chó"

TỨ QUÝ |

Theo vị trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật TP. HCM, sau khi bắt được chó thả rông, Đội săn bắt phải đi theo một đường lớn và không dám quay lại vì sợ bị chủ chó và người dân đánh. Thậm chí có người đã vào tận Chi cục Thú y, leo lên xe chuyên dụng để đòi thú cưng.

Đội săn bắt từng bị chủ chó cầm dao rượt đuổi

Đội săn bắt chó thuộc Chi cục Thú y TP. HCM vẫn đang ra quân tiến hành bắt chó thả rông trên đường theo đúng chủ trương, quy định được đưa ra.

Mặc dù cách thực hiện vẫn còn gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhưng sau khi Đội được thành lập, tình trạng chó thả rông ngoài đường đã giảm đáng kể.

Đội săn bắt chó thả rông của thành phố được thành lập trước năm 2000, từ đó đến nay đã gặp không ít khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi bên lề công việc, ông Phạm Minh Trí – Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật (Chi cục Thú y TP. HCM) cho biết, mục tiêu của việc bắt chó thả rông là để kiểm soát vấn đề bệnh dại và góp phần đảm bảo an ninh trật tự cũng như vệ sinh môi trường.

Clip: Trạm trưởng Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật chia sẻ những lần vất vả bắt chó thả rông trên đường. Thực hiện: Tứ Quý.

"Lúc mới thành lập chúng tôi bắt nhiều chó lắm, dần về sau bắt được ít hơn vì ý thức người dân đã tốt hơn, không cho chó chạy ra ngoài đường nữa.

Lúc trước thì lượng xe cộ lưu thông trên đường phố ít hơn nên cũng dễ bắt, giờ khó hơn nhiều", ông Trí nói.

Bên cạnh đó, ông Trí cũng rất băn khoăn về việc thành viên của Đội bị hành hung. Theo ông, khi đi bắt chó thả rông, xe chuyên dụng phải đi theo một đường lớn và không dám quay lại.

Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật: Có người cầm dao hăm dọa, rượt đuổi anh em trong Đội săn bắt để đòi lại chó - Ảnh 2.

Ông Phạm Minh Trí.

"Sau khi bắt xong thì chủ chó tiến tới hành hung nhân viên trong Đội. Có rất nhiều anh em đã bị đánh và sự việc diễn ra khá thường xuyên.

Có trường hợp ở khu vực quận 10, chủ chó đã leo hẳn lên xe chuyên dụng để về tới Chi cục, sau đó đập phá, cầm dao hăm doạ, rượt đuổi anh em chạy lòng vòng.

Chỉ khi công an phường can thiệp thì sự việc mới chấm dứt và người này cũng đã bị xử lý theo quy định", ông Trí cho hay.

Theo ông Trí, khu vực ngoại thành là địa bàn khá phức tạp, thường xuyên có nhiều trường hợp hành hung Đội săn bắt chó thả rông.

Nếu bắt chó trong địa bàn thành phố thì tất cả đều đưa về 252 Lý Chính Thắng (quận 3), còn ở các huyện vùng ven thì chó được đưa về khu vực gần đó để người dân thuận tiện đến nhận lại vật nuôi.

Chó sẽ bị tiêu hủy hoặc cho trường y làm thí nghiệm nếu sau 72h chủ không đến nhận

Trước câu hỏi của chúng tôi cũng như nhiều người dân về vấn đề những con chó sẽ bị xử lý như thế nào, ông Trí cho biết, chó bình thường hay chó quý, giá trị kinh tế cao hay thấp đều bị xử lý như nhau theo đúng quy định.

Theo đó, tất cả chó bị đưa về trại nuôi nhốt đều được chăm sóc như nhau. Nếu sau 48h – 72h, chủ chó không đến nhận thì chó sẽ bị mang đi tiêu hủy hoặc cho các trường thú y làm thí nghiệm nghiên cứu.

Trưởng trạm Phòng chống dịch và Kiểm dịch động vật: Có người cầm dao hăm dọa, rượt đuổi anh em trong Đội săn bắt để đòi lại chó - Ảnh 3.

Chú chó đang "tắm nắng" ngoài đường nhưng không rọ mõm nên bị bắt.

"Quy định thì đúng là vậy nhưng chúng tôi cũng thư thả ít ngày để người dân có cơ hội đến nhận lại vật nuôi, từ đó tuyên truyền nhắc nhở người dân ý thức hơn trong việc nuôi thú cưng.

Nếu không đến nhận sẽ bị xử lý theo quy định là tiêu hủy, tất cả đều qua nhiều công đoạn và có biên bản rõ ràng", ông Trí nói.

Tuy nhiên, theo Chi cục Thú y, hiện tại mỗi ngày Đội săn bắt chó chỉ "tóm" được cao nhất 2 -3 con. Sau khi bắt được thì chủ liền đến Chi cục nộp phạt rồi nhận về trong ngày, rất ít trường hợp chó bị chủ bỏ.

Hiện trên toàn TP. HCM có khoảng trên 200.000 chó, mèo được nuôi và hầu hết chúng đều được quản lý qua phần mềm của Chi cục Thú y. Chó, mèo sẽ được chích thuốc đầy đủ khoảng 99%.

Nghị định 90 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9 tới đây, đối với chó chạy rông và không rọ mõm, chủ chó sẽ bị là 600.000 - 800.000 đồng. Sau khi chó bị bắt nhưng không tiêm phòng dại thì chủ vật nuôi này sẽ bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại