Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:
Căn cứ vào Điều 8 Bộ luật Hình sự quy định về khái niệm tội phạm, phải xác định người đó có phải là tội phạm không? Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự và phải thỏa mãn đầy đủ 4 yếu tố cấu thành tội phạm (khách thể, chủ thể, mặt khách quan và mặt chủ quan của tội phạm).
Sau khi xác định người đó đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Theo đó:
- Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
- Nếu phạm tội trong các trường hợp quy định tại Khoản 2; 3; 4 Điều 255 nêu trên thì người phạm tội còn bị phạt từ 7 năm đến 15 năm tù; 15 năm đến dưới 20 năm tù; 20 năm hoặc tù chung thân.
- Ngoài ra theo quy định tại Khoản 5 điều này, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự năm 2015, quy định về việc hoãn chấp hành phạt tù, nêu "Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi".
Như vậy, trường hợp bà hỏi nêu trên được xem xét hoãn chấp hành hình phạt tù khi có đơn của người bị buộc tội hoặc người thân thích của người bị buộc tội gửi đến Tòa án có thẩm quyền ra quyết định thi hành án đối với người bị buộc tội.