Nhưng đứng trước sự thành công của các quốc gia phương Tây cũng lợi ích cực lớn từ casino, các quốc gia cũng lần lượt hợp pháp hóa casino và mỗi quốc gia lại có những phương thức quản lý khác nhau để hạn chế tác động xã hội.
Sau nhiều tranh cãi và bàn luận, mới đây Chính Phủ cũng đã ban hành Nghị định về kinh doanh casino (03/2017/NĐ-CP). Như vậy Việt Nam đã chính thức gia nhập nhóm các nước công nhận kinh doanh casino là ngành nghề hợp pháp và công dân nước mình được phép vào chơi tại các sòng bạc nội địa.
Vì casino là ngành phức tạp nên Việt Nam cũng khá thận trọng khi đưa ra các điều kiện tương đối ngặt cho người muốn vào chơi.
Có thể tóm gọn lại như sau: người Việt Nam muốn vào chơi tại các sòng bạc nội địa phải đáp ứng được ít nhất 4 điều kiện: trên 21 tuổi, có thu nhập hàng tháng trên 10 triệu đồng, không bị người thân cấm đoán còn lại là trả vé vào cửa mồi lần 1 triệu đồng. Tuy nhiên điều kiện ở các quốc gia châu Á khác thì như thế nào?
Singapore, “ông lớn” trong ngành casino ở châu Á
Singapo bắt đầu cho mở kinh doanh casino từ năm 2011. Hệ thống pháp luật nước này quy định giới hạn người chơi nghiêm ngặt (người chơi phải trên 21 tuổi, phải đóng phí vào cửa là 100 USD/lần và phải có chữ ký đồng ý của vợ/chồng).
Tuy những hệ lụy xã hội mà sòng bạc gây ra vẫn ngày càng tăng. Một số nhà lập pháp Singapore đặt câu hỏi liệu nước này có thực sự cần sòng bạc và các cố vấn cho biết họ đang nhìn thấy nhiều người không thể kiểm soát mức cá cược của họ.
Sentosa là một trong hai địa điểm được mở casino ở Singapore. Ảnh: SFgate
Đầu năm 2013, chỉ sau 2 năm mở casino, chính phủ Singapore đã phải sửa đổi Luật về casino, thắt chặt hơn nữa điều kiện cho người dân nước mình vào chơi. Đến lúc này muốn vào casino người chơi phải trả 1000 đô la Singapo tương đương với khoảng 16,5 triệu đồng Việt Nam và Singapore cũng mở rộng chương trình cấm những người bị phá sản hoặc nhận phúc lợi vào sòng bạc.
Với mức phí vào cửa cao, những người thu nhập thấp chắc chắn sẽ không tham gia. Nhà nước có quyền điều chỉnh tăng mức phí vào cửa nếu thu nhập của người dân tăng cao, hoặc cần tăng cường kiểm soát người chơi trong nước. Doanh nghiệp kinh doanh casino không được sử dụng khoản phí này, mà chỉ thực hiện nghĩa vụ thu hộ Nhà nước. Nhà nước sẽ sử dụng toàn bộ khoản phí này phục vụ cho an sinh xã hội.
Trung Quốc chỉ cho kinh doanh casino tại Ma Cao và Hồng Kông
Chính quyền Bắc Kinh không cho phép kinh doanh cờ bạc ở đại lục, tuy nhiên mở casino lại là ngành kinh doanh hợp pháp tại lãnh thổ Macau và Hong Kong. Kinh doanh casino tại đây không đơn thuần chỉ là khu vực kinh doanh sòng bài, mà còn là khu phức hợp để tổ chức các hoạt động nghệ thuật, hội nghị, triển lãm, mua sắm...
Trung Quốc cũng quy định mỗi người chỉ có thể đem không quá 20.000 NDT (khoảng 3.210 USD) đến Macau mỗi ngày.
Nhật Bản bắt đầu hợp pháp hóa casino
Sau nhiều năm trì hoãn, ngày 15/12/2016, Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật hợp pháp hóa casino tại nền kinh tế lớn thứ ba thế giới. Thay vì chỉ là những khu vực đánh bạc riêng biệt, các casino này dự kiến sẽ là một phần của những khu du lịch nghỉ dưỡng phức hợp.
Việc hợp pháp hóa casino (theo cách gọi của Chính phủ Nhật Bản là dự luật tích hợp khu nghỉ dưỡng) được Thủ tướng Shinzo Abe ủng hộ vào năm 2014 và coi là một phần quan trọng trong chiến lược tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
Nhóm nước vẫn đồng ý kinh doanh casino nhưng người bản địa không được phép vào
Hàn Quốc, Campuchia, Nepal … và một số nước Động Nam Á khác chính là những nước như vậy, cho phép kinh doanh casino nhưng chỉ phục vụ người nước ngoài.
Tại Hàn Quốc người chơi cũng không được tới đây hơn 15 ngày một tháng, phải trình chứng minh thư và không được đặt cược quá 280 USD.
Nepal và Campuchia thì thực hiện mô hình 100% casino cho người nước ngoài. Thủ tướng Campuchia - Hun Sen từng tuyên bố: "Các casino ở Phnom Penh và dọc biên giới không dành cho người dân Campuchia. Vi phạm luật này, các sòng bài có thể bị tước giấy phép".