Trước kết luận của Thanh tra TP.HCM, ông lớn ngành bán lẻ Saigon Co.op kinh doanh ra sao?

Thảo Nguyên |

Saigon Co.op là một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị này cũng gắn liền với lịch sử hoạt động bán lẻ hiện tại tại Việt Nam.

Ngày 27/7, Thanh tra TP.TP.HCM công bố bản Kết luận thanh tra về việc chấp hành quy định pháp luật tại Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP (Saigon Co.op). Thanh tra TP.HCM nêu rõ 2 vi phạm chính gồm: Huy động vốn sai quy định và Có dấu hiệu thâu tóm, chiếm đoạt vốn, tài sản.

Tuy vậy xét về mặt thị trường không thể Saigon Co.op là một trong những doanh nghiệp bán lẻ lớn hàng đầu hiện nay tại Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị này cũng gắn liền với lịch sử hoạt động bán lẻ hiện tại tại Việt Nam.

Suýt phá sản và bước ngoặt mô hình siêu thị hiện đại

Khởi nghiệp từ năm 1989, sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải giải thể hàng loạt.

Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 - UBND Thành phố Hồ Chí Minh có chủ trương chuyển đổiBan Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh - Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ chức vận động phong trào HTX.

Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.

Sau 6 năm thành lập, mô hình hợp tác xã kiểu cũ không còn phù hợp, có lúc tưởng sắp phá sản , ban lãnh đạo Saigon Co.op quyết định chuyển đổi, chọn hướng chính phát triển là bán lẻ hiện địa.

Năm 1996, với sự tư vấn của linh minh Hợp tác xã tiêu dùng Thụy Điển, Co.opmart Cồng Quỳnh đi vào hoạt động. Đây là dấu mốc đánh dấu chặng đường mới của Saigon Co.op.

Năm 2000, khi Saigon Co.op vận hành 6 siêu thị, thị tường bán lẻ hiện đại đón nhận các gương mặt mới đến từ nước ngoài. Trước sức ép này công ty buộc phải thay đổi. Năm 2003 một mặt đơn vị này mở rộng sang thực phẩm tươi sống, với cung cách bán hàng, phục vụ thân thuộc chẳng khác gì chợ truyền thống.

Khách vào siêu thị chọn hàng tươi sống, nhờ nhân viên sơ chế, cắt lát, mang về. Đồng thời mở rộng sang các tỉnh, thành phố khác với việc mở Co.op mart Cần Thơ năm 2002.

Trước kết luận của Thanh tra TP.HCM, ông lớn ngành bán lẻ Saigon Co.op kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

Tái cấu trúc

Năm 2007, khi Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ từng bước mở cửa cho các nhà đầu tư tên tuổi nước ngoài.

Điều này buộc Saigon Co.op tái cáu trúc, cơ cấu lại tổ chức, đa dạng hóa mô hình kinh doanh để tăng sức cạnh tranh. Một trong những hoạt động nổi bật của đơn vị này là đa dạng hóa thêm mô hình bán lẻ mới nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

Năm 2008, Saigon Co.op cho ra đời chuỗi cửa hàng thực phẩm tiện lợi Co.opFood. Với xu hướng bùng nổ của truyền hình, năm 2010 đơn vị này phát triển mô hình bán lẻ trực tuyến HTV Co.op. Đây cũng là thời điểm hệ thống siêu thị này đạt quy mô 50 siêu thị trên toàn quốc và mở rộng ra Hà Nội.

Bên cạnh phát triển kênh bán lẻ, Saigon Co.op còn nối dài cánh tay thông qua việc thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op – SCID, Công ty Cổ phần Thành Công - SC IMEX, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam – VDA vào năm 2007.

SCID có chức năng đầu tư, quản lý vận hành các trung tâm thương mại thông qua hình thức hợp tác liên doanh. Saigon Co.op chiếm 96% vốn ở đơn vị này.

SCID hợp tác liên doanh cùng tập đoàn Mapletree trực thuộc tập đoàn kinh tế nhà nước Temasek – Singapore xây dựng Trung tâm thương mại SC Vivo City. Ngoài ra SCID còn vận hành TTM SenseCity của Saigon Co.op, mô hình chợ hiện đại Sense Market và kết hợp cùng NTUC Fair Price mở chuỗi cửa hàng tiện lợi Cheers vào năm 2018.

Cạnh tranh khốc liệt

Thị trường bán lẻ Việt Nam được AT Kearney đánh giá thuộc nhóm sôi động nhất thế giới. Có nhiều con số, xu hướng phát triển khiến các nhà bán lẻ trong nước và ngoài nước nhận thấy sức hấp dẫn và cơ hội lớn ở lĩnh vực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực.

Quy mô dân số Việt Nam gần 100 triệu người, với nhóm dân số trẻ, thu nhập tăng dần, Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh hình thành xu hướng mua sắm, tiêu dùng mới, đặc biệt trong các không gian mua sắm hiện đại. Theo số liệu của Bộ công thương, năm 2015 kênh bán lẻ truyền thống chiếm 75% thị trường thì năm 2017 giảm còn 68% và dự báo giảm còn 55% năm 2020.

"Trong giai đoạn 2009-2015, chúng tôi phát triển nhanh, có năm tốc độ tăng trưởng đạt 30-45%", ông Nguyễn Anh Đức, tổng giám đốc Saigon Co.op chia sẻ trên tạp chí Forbes mới đây.

Năm 2015 cũng là thời điểm tập đoàn tư nhân Thế giới di động lấn sân sang mảng bán lẻ hiện đại với chuỗi Bách Hóa Xanh. Tới đầu năm 2017, ông Nguyễn Đức Tài, đã chia sẻ rằng Bách hóa Xanh muốn có vị trí xứng đáng trong thị trường 60 tỷ đô này.

Thực tế sau 4 năm, Doanh thu thuần của chuỗi Bách Hoá Xanh trong năm 2019 đạt 10.770 tỉ đồng, đóng góp 10,5% vào tổng doanh thu 102.174 tỉ đồng của Thế Giới Di Động (MWG), theo kết quả kinh doanh năm tài chính 2019 được công ty công bố. Chuỗi siêu thị này cán mốc 1.000 cửa hàng sau 4 năm.

Sự gia nhập của những tên tuổi tư nhân mới, nhanh nhạy hơn gây sức ép không nhỏ lên Saigon Co.op khi đơn vị này hiện sở hữu 127 siêu thị Co.opmart và 410 chuỗi Co.opFood.

Theo công ty chứng khoán Rồng Việt, Co.opFood cạnh tranh trực tiếp với Bách Hóa Xanh và SatraFood. Cả 3 chuỗi này đều tập trung nhiều ở các vùng đông dân bên ngoài trung tâm, gần các khu chợ truyền thống. Sản phẩm, bên cạnh hàng khô, gồm đa dạng (trên 100 loại) thực phẩm tươi sống chưa qua chế biến.

Đối tượng khách hàng hướng tới là người nội trợ tìm kiếm địa chỉ mua thực phẩm tươi/sạch. Các cửa hàng này phát triển theo hướng "siêu thị thu nhỏ". Theo khảo sát của công ty chứng khoán này năm 2018, cửa hàng Bách Hóa Xanh nhỏ, tuy mở sau, cũng có thể chia sẻ lượng khách tương đương với CoopFood hay SatraFood.

Trước kết luận của Thanh tra TP.HCM, ông lớn ngành bán lẻ Saigon Co.op kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Mở rộng bán hàng đa kênh

Theo nhận định của ông Đức hiện thị trường bán lẻ hiện đại không còn người mới gia nhập thị trường. Để trụ vững và phát triển, các nhà bán lẻ phải dựa vào năng lực cạnh tranh như mạng lưới quy mô, định vị giá trị mang lại cho khách hàng, am hiểu tâm lý người tiêu dùng bản địa và trải nghiệm đa kênh.

Hiện Saigon Co.op có những mô hình bán lẻ khác nhau gồm: Trung tâm thương mại, Chợ hiện đại, Siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm, chuỗi cửa hàng tiện lợi, HTV online shopping, cửa hàng FineLife, cửa hàng Co.op Smile.

Mới đây ông lớn bán lẻ này còn hợp tác với ví điện tử MoMo để thanh toán không dùng tiền mặt cũng như kết hợp với ứng dụng Scan&Go quét mã QR code hay giao hàng tận nơi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại