Trung Quốc săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Thu về hơn 3 tỷ USD kể từ đầu năm, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua

Như Quỳnh |

Riêng trong tháng 10, mặt hàng này đã mang về gần 400 triệu USD.

Trung Quốc săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Thu về hơn 3 tỷ USD kể từ đầu năm, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu xơ sợi dệt các loại của Việt Nam trong tháng 10 đạt 162.714 tấn với trị giá hơn 388 triệu USD, tăng 5,8% về lượng và tăng 4% về trị giá so với tháng trước đó. Tính chung trong 10 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu hơn 1,4 triệu tấn xơ sợi dệt các loại, thu về hơn 3,6 tỷ USD, tăng 12% về lượng nhưng giảm 10,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

Giá xuất khẩu đạt bình quân 2.461 USD/tấn, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Thu về hơn 3 tỷ USD kể từ đầu năm, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 2.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan

Về thị trường, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của mặt hàng xơ sợi dệt của Việt Nam với tỷ trọng trên 50%. Trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường Trung Quốc đạt 730.579 tấn và thu về hơn 1,9 tỷ USD, tăng 22% về sản lượng và tăng 2% so với cùng kỳ năm 2022.

Xếp thứ 2 là thị trường Hàn Quốc với 115.260 tấn xơ sợi dệt, kim ngạch đạt hơn 320 triệu USD, giảm 4% về lượng và giảm 22% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Trung Quốc săn lùng kho báu đứng thứ 6 thế giới của Việt Nam: Thu về hơn 3 tỷ USD kể từ đầu năm, Hàn Quốc, Mỹ cũng tham gia cuộc đua - Ảnh 3.

Số liệu từ Tổng cục Hải quan

Mỹ đứng thứ 3 với 84.252 tấn, thu về hơn 121 triệu USD, giảm 10% về lượng và 26% so với cùng kỳ năm 2022.

Hiện nay, trong số các quốc gia xuất khẩu xơ sợi trên thế giới, Việt Nam đứng thứ 6, đồng thời giữ vị trí thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Năm 2022 xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 44,5 tỷ USD, tăng 11% so với năm 2021 và xuất khẩu xơ sợi dệt các loại đạt 2,54 tỷ USD, giảm nhẹ 4,3% về lượng và giảm 0,2% về trị giá so với năm 2021.

Tại Trung Quốc, bên cạnh nguồn cung bông, xơ sợi trong nước, quốc gia láng giềng này vẫn đang tăng mạnh nhập khẩu những nguyên liệu này từ các thị trường khác như Úc, Brazil và Việt Nam để phục vụ ngành công nghiệp dệt may. 

Trong năm 2022, Trung Quốc đã thu về hơn 176 tỷ USD từ xuất khẩu dệt may, đứng đầu toàn cầu. Trung Quốc đã sớm mở cửa lại hoàn toàn nền kinh tế vào Quý 2 năm 2023, hỗ trợ các mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc như xơ, sợi phục hồi kể từ nửa sau 2023. Trung Quốc hiện là thị trường nhập khẩu sợi chính của Việt Nam, chiếm 48% tổng giá trị xuất khẩu.

Đại diện Vinatex cũng nhận định, tổng thể thị trường năm 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn năm 2023, mặc dù mức cải thiện nhỏ (tổng cầu năm 2024 dự kiến vẫn thấp hơn năm 2022 từ 5-7%) và ngành sợi có thể có những diễn biến bất ngờ do áp dụng chính sách chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, Vinatex vẫn đưa ra kịch bản ngành sợi năm 2024 tăng 10% so với năm 2023 do tỉ lệ huy động thiết bị tăng lên trên nền giá bông dự báo từ 2,5-2,6 USD/kg.

Nhu cầu cho các mặt hàng ngành Dệt may có xu hướng tăng cao vào quý cuối năm để phục vụ cho các dịp lễ, Tết, do đó kỳ vọng hoạt động xuất khẩu các sản phẩm ở khâu thượng nguồn (xơ sợi) sẽ sôi động hơn, đặc biệt trong tháng cuối cùng của năm 2023.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại