Trung Quốc phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ sáng gấp 8 lần “chị Hằng”

Ngọc Vân |

Trung Quốc dự kiến phóng mặt trăng nhân tạo vào vũ trụ vào năm 2020 để thay thế ánh sáng đèn đường.

Theo ông Wu Chunfeng, Chủ tịch Viện Nghiên cứu khoa học vũ trụ và công nghệ vi điện tử Thành Đô (CASC), Trung Quốc chỉ còn 2 năm nữa là có thể đưa vệ tinh chiếu sáng vào không gian.

Vệ tinh này được thiết kế để chiếu sáng một khu vực rộng 80km và hoạt động bằng cách hấp thụ ánh sáng mặt trăng vào ban đêm - ông Wu giải thích.

Phạm vi chiếu sáng chính xác sẽ được kiểm soát trong vòng vài chục mét. Cường độ chiếu sáng của mặt trăng nhân tạo xuống trái đất sẽ mạnh gấp 8 lần mặt trăng thật, đủ để thay thế đèn đường.

Mặt trăng nhân tạo sẽ tập trung chiếu sáng cho thành phố Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc.

Dự án này là ý tưởng của một nghệ sĩ Pháp, người đã tưởng tượng đặt một hàng gương trên trái đất để phản chiếu ánh sáng mặt trời quanh năm trên đường phố Paris.

Kế hoạch của Trung Quốc không nhận được sự hoan nghênh tuyệt đối, một số cư dân Thành Đô bày tỏ lo ngại về tác động của ánh sáng trăng nhân tạo liên tục đối với động vật và quan sát thiên văn - theo tờ Nhân dân nhật báo.

Tuy nhiên, ông Kang Weimin, giám đốc Viện Quang học, Trường hàng không Vũ trụ, Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, lập luận rằng ánh sáng của vệ tinh sẽ tương tự như ánh sáng hoàng hôn nên không tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào.

Thông báo mới nhất của CASC được đưa ra sau khi Nga và Trung Quốc tuyên bố cân nhắc cùng xây dựng một trạm nghiên cứu trên mặt trăng.

Nga và Trung Quốc đang gấp rút thu hẹp khoảng cách với những thành tựu về không gian vũ trụ của Mỹ - nước duy nhất dẫn đầu sứ mệnh đưa vệ tinh có người lái lên mặt trăng.

Trung Quốc lần đầu tiên đưa vệ tinh có người lái lên mặt trăng vào năm 2003 trong chuyến đi kéo dài 21 giờ vòng quanh trái đất của phi hành gia Yang Liwei.

Kể từ đó, Trung Quốc đạt được những tiến bộ kinh ngạc trong chương trình không gian.

Từ năm 2000 đến tháng 11.2012, Trung Quốc phóng tổng cộng 111 tên lửa và hàng trăm vệ tinh vào vũ trụ. CASC là gã khổng lồ quốc phòng và vũ trụ thuộc sở hữu nhà nước, có hơn 170.000 nhân viên, 8 học viện lớn và hàng chục công ty niêm yết.

CASC xếp hạng 343 trong danh sách Fortune Global 200 năm 2018, là doanh nghiệp hàng không vũ trụ lớn thứ 4 thế giới về doanh thu, sau Boeing, Airbus và Lockheed Martin.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại