Trung Quốc hiện là đối tác trả nhiều tiền nhất cho dầu của Nga, các nhà phân tích thị trường năng lượng đã đi đến kết luận này.
Theo họ trong quý đầu tiên của năm nay, Bắc Kinh đã mua trung bình 1,68 triệu thùng dầu Nga mỗi ngày.
Ấn Độ mua nguyên liệu thô từ Nga ít hơn một chút, với khối lượng vào khoảng 1,41 triệu thùng mỗi ngày. Để so sánh, các nước châu Âu hàng ngày chỉ mua 0,81 triệu thùng dầu của Nga.
Các nhà phân tích còn hướng sự chú ý đến một đặc điểm quan trọng. Ở hầu hết các thị trường nơi dầu của Nga được cung cấp, mức giá Moskva chào bán đều thấp hơn mức trần do các nước phương Tây đặt ra.
Ví dụ ở một số quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Nga chào bán với mức giá chỉ 50,05 đô la một thùng, đối với Ấn Độ là 48,03 đô la và Thổ Nhĩ Kỳ trả 56,14 đô la một thùng. Nhưng tại Trung Quốc, nơi nhập khẩu phần lớn nguyên liệu thô của Nga, họ trả trung bình 71,76 đô la cho một thùng.
Dầu của Nga vẫn tìm được nguồn tiêu thụ bất chấp các lệnh trừng phạt.
Các nhà phân tích cũng lưu ý đến một sắc thái quan trọng hơn. Ngay cả ở Liên minh châu Âu - một trong những "cội nguồn" khởi xướng việc đưa ra mức trần giá dầu của Nga, điều này không được tuân thủ ở mọi nơi.
Ví dụ, nhiên liệu đến châu Âu từ các cảng tại Bắc Cực của Liên bang Nga được bán trong khu vực với mức giá trung bình là 74,77 USD/thùng.
Nói một cách dễ hiểu, ngay cả bản thân EU cũng không muốn tuân thủ các lệnh hạn chế chống Nga. Trước tình hình này, những tuyên bố cho rằng trong gói trừng phạt mới, Liên minh châu Âu có kế hoạch cấm hoàn toàn việc vào cảng đối với các tàu vi phạm lệnh hạn chế.