Trung Quốc ‘khát’ dầu thô trở lại - đây chính là công việc 'bơi trong núi tiền': Thu phí 'sương sương' 2,5 tỷ đồng/ngày khách vẫn phải xếp hàng dài để thuê

Đức Nam |

Trong 1 tháng qua, chi phí cho việc vận chuyển dầu trên các tàu VLCC đã tăng gấp đôi, lên gần 100.000 USD/ngày.

Trung Quốc ‘khát’ dầu thô trở lại - đây chính là công việc bơi trong núi tiền: Thu phí sương sương 2,5 tỷ đồng/ngày khách vẫn phải xếp hàng dài để thuê - Ảnh 1.

Trung Quốc đang “khát” dầu thô

Trung Quốc đang ráo riết tìm thuê các siêu tàu chở dầu, một dấu hiệu cho thấy nhu cầu năng lượng của nước này tăng cao sau khi nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới mở cửa trở lại.

Các thương nhân đang ào ạt vận chuyển dầu thô đến Trung Quốc trên những chiếc tàu có kích thước tương đương với thấp Eiffel được gọi là VLCC (Very Large Crude Carriers). Mỗi chiếc có thể chở khoảng 2 triệu thùng dầu.

Các nhà môi giới tàu cho biết chi phí thuê loại tàu chở dầu được thèm muốn nhất, với hệ thống ống xả hiện đại này đã lên đến gần 100.000 USD/ngày (2,35 tỷ đồng). Mức phí này đã tăng gấp đôi so với tháng trước. Đằng sau sự tăng chi phí phi mã này chính là sự bùng nổ nhu cầu dầu thô của ngành lọc dầu Trung Quốc.

Trung Quốc ‘khát’ dầu thô trở lại - đây chính là công việc bơi trong núi tiền: Thu phí sương sương 2,5 tỷ đồng/ngày khách vẫn phải xếp hàng dài để thuê - Ảnh 2.

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Theo công ty theo dõi hàng hóa Kpler, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đang trên đà đạt hoặc vượt qua mức kỷ lục từ tháng 6/2020. Đây được xem là tin không thể vui hơn cho các công ty cho thuê tàu chở dầu gồm Frontline LPC, Euronav NV hay Teekay Tankers…

Không chỉ giá thuê tàu chở dầu, nhu cầu năng lượng gia tăng mạnh và bền vững của Trung Quốc có thể đẩy giá xăng và khí tự nhiên toàn cầu. Điều này có thể làm phức tạp thêm nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương, vốn đang cố gắng kìm chế lạm phát.

Cho đến nay, giá dầu vẫn chưa tăng. Ngược lại, dầu thô Brent đã giảm 13% trong tháng này xuống còn 72,97 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối năm 2021. Tình trạng hỗn loạn trong hệ thống ngân hàng Mỹ và châu Âu làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, khiến tiêu thụ năng lượng giảm xuống.

Tuy nhiên, một số giám đốc điều hành và thương nhân năng lượng nói rằng cơn khát dầu của Trung Quốc có thể đẩy giá dầu vào cuối năm nay.

“Người khổng lồ đã trở lại”, Hugo De Stoop – CEO của Euronav, công ty sở hữu hơn 40 chiếc VLCC, nói. Các chủ tàu và nhà môi giới cho biết các tàu chở dầu được định vị để vận chuyển dầu thô của Mỹ đến Trung Quốc là những tàu hot nhất trên thị trường.

Ngay cả trước đợt bán tháo trong tuần trước, nhu cầu thấp của Mỹ đã kéo giá dầu thô WTI xuống thấp so với dầu Trung Đông. Theo các thương nhân, Trung Quốc cũng đang tăng mua dầu của Nga sau một vài do dự ban đầu khi lệnh trừng phạt có hiệu lực vào tháng 12/2022.

Các tàu được thuê sẽ vận chuyển dầu của Mỹ đến các cảng của Trung Quốc vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6, phục vụ cho mùa hè khi nhu cầu di chuyển lên cao nhất. Các nhà phân tích của HSBC cho biết có 41 lượt đặt tàu chở dầu trong 10 ngày đầu tiên của tháng 3, so với 62 lượt trong cả tháng 2.

Trung Quốc ‘khát’ dầu thô trở lại - đây chính là công việc bơi trong núi tiền: Thu phí sương sương 2,5 tỷ đồng/ngày khách vẫn phải xếp hàng dài để thuê - Ảnh 3.

Diễn biến giá dầu thô Brent và dầu WTI trong năm 2023.

Unipec, công ty thương mại sở hữu bởi nhà máy lọc dầu China Petroleum & Chemical Corp dẫn đầu các đơn đặt hàng này kể từ đầu tháng 2, theo dữ liệu của Refinitiv. Một nhà môi giới tàu chở dầu cao cấp ở Singapore cho biết hơn 20 chuyến hàng đến Unipec đang mang theo khoảng 8,5 triệu tùng và hoạt động này sẽ tiếp tục trong tháng 3.

Công ty cho thuê tàu kiếm đủ nhưng vẫn thận trọng

Giá cước tàu chở dầu tăng cao, trái ngược với một số lĩnh vực vận chuyển đường biến khác. Chẳng hạn, giá cước vận tải container đang giảm và các chủ hàng phải chủ động cắt giảm 1/3 các chuyến đi qua Thái Bình Dương sau khi nhu cầu hàng hóa chậm lại.

Các biện pháp trừng phạt đối với dầu mỏ của Nga đang siết chặt nguồn cung cấp tàu – một yếu tố có lợi cho các chủ tàu chở dầu. Thay vì nhập khẩu dầu thô của Nga từ các cảng Baltic và Biển Đen gần đó, châu Âu đang mua dầu từ Tây Phi, Mỹ và vịnh Ba Tư. Dầu của Nga lúc này hướng đến Ấn Độ hoặc Trung Quốc, đôi khi hoán đổi từ các tàu chở dầu nhỏ sang tàu lớn trên đường đến Địa Trung Hải, theo Richard Matthews, giám đốc nghiên cứu tại công ty môi giới tàu biển E.A. Gibson. Thêm vào đó, một phần ngày càng tăng của đội tàu được dành riêng để vận chuyển dầu bị trừng phạt của Nga, Venezuela và Iran khiến nhiều công ty không có tàu để sử dụng.

Trung Quốc ‘khát’ dầu thô trở lại - đây chính là công việc bơi trong núi tiền: Thu phí sương sương 2,5 tỷ đồng/ngày khách vẫn phải xếp hàng dài để thuê - Ảnh 4.

Diễn biến tăng/giảm giá cổ phiếu các công ty cho thuê tàu chở dầu trong năm nay.

“Tàu tồn kho ít hơn, di chuyển quãng đường dài hơn. Tôi nghĩ tình trạng này sẽ duy trì ở mức cao trong 2 năm tới”, CEO Lars Barstad của Frontline cho hay.

Hoạt động vận chuyển dầu đang bùng nổ nhưng lần này, các hãng cho thuê tàu không vội vã bổ sung tàu chở dầu mới để giảm bớt nguồn cung. Crarkson PLC, một công ty môi giới tàu, ước tính công suất tàu chở dầu sẽ chỉ tăng 2,9% từ các tàu mới. Ngược lại, đội tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) lại tăng đến 50%, dựa trên số đặt hàng từ các công ty đóng tàu.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhu cầu dầu hàng ngày của thế giới tăng thêm 2 triệu thùng/ngày trong năm nay, lên mức kỷ lục 102 triệu thùng dầu/ngày.

Một câu hỏi được đặt ra là Trung Quốc sẽ tiêu thụ bao nhiêu dầu trong nước và bao nhiêu sẽ được dùng để tinh chế và xuất khẩu sang châu Âu để thay thế dầu diesel của Nga bị trừng phạt. “Trung Quốc trở lại sau Covid nhưng mọi chuyện sẽ không thay đổi ngay trong một sớm một chiều”, Andrew Wilson – người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của BRS Shipbrokers cho biết. “Việc này luôn mất 1 chút thời gian”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại