Máy bay J-11 cất cánh hôm 3/8. Ảnh: Hoàn cầu Thời báo
Các hoạt động tập trận bao gồm “phong tỏa, tấn công trên biển, huấn luyện chiến đấu trên bộ và trên không”, tờ báo cho biết.
Hoàn cầu Thời báo gọi đây là cuộc tập trận “chưa từng có”, nói rằng “tên lửa Trung Quốc dự kiến sẽ bay qua đảo Đài Loan (Trung Quốc) lần đầu tiên”.
Tờ báo dẫn lời các chuyên gia cho biết quân đội Trung Quốc có thể sẽ tiến vào khu vực cách bờ biển hòn đảo 12 hải lý, và cái gọi là đường trung tuyến sẽ không còn tồn tại. Theo các chuyên gia, bằng cách bao vây hoàn toàn, quân đội Trung Quốc sẽ thể hiện sự kiểm soát tuyệt đối của Bắc Kinh đối với hòn đảo này.
Các cuộc tập trận dự kiến sẽ diễn ra đến ít nhất trưa 7/8, Tân Hoa Xã đưa tin tối thứ Ba, ngay sau khi Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đáp máy bay xuống đảo Đài Loan (Trung Quốc).Tên lửa DF-17 từng xuất hiện trong một đoạn video mà quân đội Trung Quốc công bố ngày 31/7 nhân kỉ niệm 95 năm ngày thành lập quân đội. Ở thời điểm đó, DF-17 được truyền thông Trung Quốc mô tả là “sát thủ tàu sân bay”.
DF-17 (viết tắt của Dongfeng, Gió Đông) được cho là sử dụng đầu đạn dạng thiết bị lượn siêu thanh, có khả năng bay nhanh gấp 5 lần tốc độ âm thanh và có quỹ đạo không thể đoán trước. Theo Hoàn cầu Thời báo, tên lửa này đặc biệt hiệu quả trong việc tấn công các mục tiêu di chuyển chậm như tàu sân bay.
Ngoài DF-17, cuộc tập trận còn có sự tham gia của máy bay chiến đấu tàng hình J-20, máy bay ném bom H-6K, máy bay chiến đấu J-11, tàu khu trục Type 052D, tàu hộ tống Type 056A và tên lửa đạn đạo tầm ngắn DF-11… như trong ảnh cung cấp cho báo chí .
Máy bay ném bom H-6K. Ảnh: CGTN |
Ảnh: CGTN |
Theo Zhang Junshe – thành viên nhóm nghiên cứu cấp cao tại Học viện Nghiên cứu Hải quân cho biết đây là lần đầu tiên Trung Quốc phóng pháo tầm xa qua eo biển Đài Loan, trong một động thái thể hiện ý chí kiên định và khả năng quân đội trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, đồng thời ngăn cản các nỗ lực ly khai của chủ nghĩa "Đài Loan độc lập".
"Nếu các tên lửa thông thường của quân đội được phóng từ đại lục về phía Tây Đài Loan (Trung Quốc) và đánh trúng các mục tiêu ở phía Đông hòn đảo, thì điều này có nghĩa là tên lửa sẽ bay qua hòn đảo, việc chưa từng có tiền lệ", chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Xuefeng nói với Hoàn cầu Thời báo.
Ông cũng chỉ ra rằng 5 trong số các khu vực tập trận được đặt ở phía Đông của cái gọi là đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, và điều này có nghĩa là sự tồn tại của đường này bị phủ nhận thông qua hành động cụ thể của quân đội Trung Quốc.
Một số vùng diễn tập cũng lần đầu tiên bao gồm cả các khu vực trong phạm vi 12 hải lý tính đến bờ biển đảo Đài Loan (Trung Quốc). Nhưng vì Đài Loan là một phần của Trung Quốc, nên cái gọi là lãnh hải của Đài Loan cũng là lãnh hải của Trung Quốc, Zhang Xuefeng nói.
Các nhà phân tích cho biết so với cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996, sức mạnh quân sự của quân đội Trung Quốc đã được tăng cường đáng kể.
"Năm 1996, chúng tôi không có tàu sân bay, tàu khu trục cỡ lớn Type 055, cũng không có tên lửa siêu thanh... Từ đó đến nay, khả năng của chúng tôi đã được cải thiện đáng kể và các lựa chọn quân sự cũng như sự tự tin của chúng tôi đã tăng lên”, chuyên gia quân sự Song Zhongping nói.
Các cuộc tập trận của quân đội Trung Quốc lần này là "toàn diện và đặt mục tiêu cao", cho thấy quyết tâm giải quyết vấn đề Đài Loan một lần và mãi mãi, ông Song nhận định.
Theo RT, Hoàn cầu Thời báo