Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay bí ẩn chưa từng được biết đến

Bạch Dương |

Trường hợp này minh họa rõ ràng vấn đề nước ngoài thiếu thông tin đầy đủ về năng lực công nghệ và quân sự của Trung Quốc.

Một đoạn video về chuyến ra khơi đầu tiên của một con tàu bí ẩn được đóng ở Trung Quốc, có thiết kế giống tàu sân bay đã xuất hiện.

Báo chí đặc biệt chú ý đến việc con tàu này có cấu trúc thượng tầng đặc biệt với 3 "đảo", tức là tháp chỉ huy, trong khi những hàng không mẫu hạm thông thường chỉ có một hoặc hai "đảo" mà thôi.

Hiện tại tên và đặc điểm của con tàu này, chức năng thực tế cũng như mục đích sử dụng của nó vẫn chưa được biết nên mọi dữ liệu về "tàu sân bay" có 3 "đảo" này vẫn chỉ ở mức độ suy đoán, cổng thông tin The War Zone (TWZ) cho biết.

Tàu sân bay đặc biệt vừa được Trung Quốc hạ thủy.

 Như các nhà phân tích chỉ ra, trong trường hợp này có một sự bí ẩn nhất định, bởi thực tế là con tàu không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó thuộc về Hải quân Trung Quốc hoặc được tạo ra vì mục đích quân sự. Do vậy hiện phần lớn suy đoán cho rằng "tàu sân bay" nói trên có thể vẫn mang mục đích "dân sự" hoặc "nghiên cứu".

Quan sát bên ngoài, dễ thấy biểu tượng cho biết phương tiện thuộc về CSSC (Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc), điều này cũng tạo cơ hội để nhận xét rằng có thể các nhà máy đóng tàu Trung Quốc đang nghiên cứu giải pháp công nghệ cho lớp tàu chiến mới theo cấu hình trên.

Ống khói trên con tàu này được đặt trên “hòn đảo” thứ ba, nằm ở phần đuôi và đây là một giải pháp thiết kế khác thường. Ngoài ra cũng có thể thấy rõ sự phân chia thành đường băng và sàn đỗ máy bay, đây là nét đặc trưng cổ điển của bất kỳ hàng không mẫu hạm nào.

Con tàu mới vừa được Trung Quốc hạ thủy còn rất nhiều bí ẩn cần giải đáp.

Cũng cần lưu ý rằng việc hạ thủy con tàu nói trên diễn ra vào khoảng tháng 9 - 10 năm 2024, và điều này đã được ghi lại trên một vài hình ảnh vệ tinh liên quan.

Ngoài ra điều đáng lưu tâm nữa là vào năm 2022, chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh phát triển một loại tàu đổ bộ đa năng mới, có sàn đáp máy bay và khoang ngập nước để thả và tiếp nhận tàu đổ bộ.

Yêu cầu được công bố cho sản phẩm này bao gồm tính lưỡng dụng, con tàu sẽ có chiều dài thân 200 mét và chiều rộng sàn đáp 25 mét, lượng giãn nước tối đa 15 nghìn tấn, tầm hoạt động 5 nghìn hải lý và làm việc liên tục trong 40 ngày.

Câu chuyện trên minh họa rõ ràng mức độ khan hiếm dữ liệu liên quan đến năng lực quốc phòng và công nghệ của Trung Quốc, và đây không phải lần đầu tiên truyền thông phương Tây “nghiêm túc” về vấn đề này.

Theo The War Zone

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại