Nhưng chưa đầy một nửa số tiền nói trên được chi vào cuối năm 2018. Bắc Kinh cho biết số tiền còn lại sẽ được giải ngân trong khoảng thời gian từ 2020-2025. Chính phủ Trung Quốc nhấn mạnh sẽ khôi phục môi trường và tạo cơ chế dài hạn để ngăn chặn thảm họa địa lý tại khu vực gần đập Tam Hiệp.
Cách đây một thập niên, gần 2000 người dân làng Muhe đã chuyển đến khu vực cao hơn để tránh tình trạng nước sông Dương Tử dâng. Họ cố gắng tận dụng phần đất còn lại để trồng hoa lan, cây cam và hồng dọc bờ sông.
Chỉ với 110 ha dọc bờ con sông Dương Tử, làng Muhe đã nhường một nửa diện tích trước đây để chính phủ Trung Quốc xây đập Tam Hiệp, công trình với 660 hồ chứa được thiết kế để kiểm soát ngập lụt đồng thời sản xuất điện.
Trung Quốc đã chi hơn 600 tỷ nhân dân tệ (86 triệu USD) kể từ năm 2011 để giảm bớt ảnh hưởng của đập Tam Hiệp đối với những làng mạc như Muhe để “kiểm soát hậu quả” môi trường trong khu vực này. Sông Dương Tử trải dài 6.000 km và cung cấp nước cho 400 triệu người dân.
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết vẫn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết và chính phủ Trung Quốc cam kết chi thêm 600 tỷ nhân dân tệ.
Bảo vệ sông Dương Tử là ưu tiên của Trung Quốc sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình xác nhận dừng phát triển "có hại" dọc con sông này.
Kể từ khi Chủ tịch Tập Cận Bình ra mệnh lệnh trong năm 2016, chính quyền địa phương đã ra quân dọn rác dọc con sông, chuyển vị trí các nhà máy, cấm xả thải và hạn chế trồng trọt, xây dựng dọc con sông này. Phần bờ sông được gia cố và trồng thêm cây xanh để giảm nguy cơ sạt lở.
Tuy nhiên, vấn đề gây đau đầu là ảnh hưởng tới đất đai do đập Tam Hiệp gây ra. Nhiều ý kiến chỉ trích con đập này làm gia tăng tình trạng động đất và gây tổn hại đến hệ sinh thái…
Bộ Môi trường Trung Quốc cho biết khu vực này có tới 776 trận động đất, mạnh nhất là 5 độ richter, trong năm 2017, tăng 60% so với năm trước đó.
Tổng số trận động đất đã gia tăng kể từ khi dự án đập Tam Hiệp được khởi động. Cơ quan nghiên cứu động đất Trung Quốc cho biết trong khoảng thời gian từ 2003-2009, khi hồ chứa nước tại đập Tam Hiệp được ngập đầy, số trận động đất đã tăng gấp 30 lần.
Giáo sư Xie Deti là giáo sư tại Đại học Tây Nam Trùng Khánh cho biết còn nhiều thách thức khác như bùng nổ rong tảo do phân bón và nước từ con sông ô nhiễm.
Tuy nhiên, một học giả giấu tên chia sẻ với Reuters rằng trầm tích tích tụ gần đập Tam Hiệp có thể gây khó khăn trong kiểm soát ngập lụt. Hồ chứa nước khổng lồ trong khi đó hút nhiều nhiệt hơn do vậy người dân cho rằng đây là nguyên nhân dẫn đến tăng nhiệt trong khu vực. Nước có nhiệt độ cao hơn còn tác động đến các đàn cá trong con sông này.