Trung Quốc cuối cùng đã hoàn thành hệ thống định vị Bắc Đẩu sau 26 năm

Bảo Nam |

Dự án được phê duyệt từ năm 1994, được Trung Quốc đầu tư hơn 12 tỷ USD, phóng tổng cộng 59 vệ tinh lên quỹ đạo Trái Đất, cuối cùng đã hoàn thành.

Hôm qua, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh cuối cùng trong mạng lưới hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu (BeiDou) của mình lên quỹ đạo Trái đất. Sự kiện này đánh dấu thành công của một trong các dự án công nghệ dài hơi và tốn kém của chính quyền Bắc Kinh, trong suốt hơn hai thập kỷ qua.

9h43 sáng ngày 23/6 theo giờ Bắc Kinh, tên lửa Trường Chinh 3B đã đưa vệ tinh dẫn đường cuối cùng của hệ thống Bắc Đẩu lên quỹ đạo từ Trung tâm phóng vệ tinh Xichang ở tây nam Trung Quốc. Trên thực tế đây là vụ phóng tên lửa chậm trễ gần một tuần, do các sự cố kỹ thuật phát sinh trong buổi phóng theo lịch trước đó.

Sự kiện thậm chí được phát sóng trực tiếp trên các nền tảng truyền hình và trực tuyến, trong đó có cả bản dịch tiếng Anh.

Trung Quốc cuối cùng đã hoàn thành hệ thống định vị Bắc Đẩu sau 26 năm - Ảnh 1.

Nếu bạn chưa biết thì Trung Quốc bắt đầu phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu từ năm 1994, với lần phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 2000. Hệ thống dẫn đường bản địa của Trung Quốc này được phát triển nhằm cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ. Và trong khi để cung cấp địa phương tương tự như hệ thống GPS từ Mỹ. Đây cũng là một phần trong các nỗ lực để tăng ảnh hưởng công nghệ của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu.

Để xây dựng được hệ thống định vị bằng vệ tinh trên phạm vi toàn cầu này, Trung Quốc đã chia kế hoạch làm ba bước. Bước đầu tiên chỉ bao gồm khu vực nội địa, bước thứ hai mở rộng phạm vi khu vực châu Á - Thái Bình Dương và bước thứ ba là toàn bộ thế giới.

Đây cũng là nguồn gốc của 59 vệ tinh Bắc Đẩu mà Trung Quốc đã phóng lên. Trong giai đoạn 1 đã có tổng cộng 4 vệ tinh thử nghiệm được phóng đi. Giai đoạn 2 có 14 vệ tinh (thực tế đã phóng tổng cộng 23 vệ tinh) và giai đoạn 3 có 30 vệ tinh (thực tế đã phóng 32). Và lần phóng vệ tinh cuối cùng diễn ra hôm qua đã hoàn thành giai đoạn thứ ba của hệ thống Bắc Đẩu. Nó sẽ không cần các lần nâng cấp lớn nữa cho đến năm 2035.

Trung Quốc cuối cùng đã hoàn thành hệ thống định vị Bắc Đẩu sau 26 năm - Ảnh 2.

Vào cuối năm ngoái, khoảng 70% điện thoại thông minh Trung Quốc đã hỗ trợ hệ thống định vị Bắc Đẩu và hơn 100 đối tác đã xếp hàng để sử dụng công nghệ này cho các dịch vụ bản đồ của mình. Vào năm 2013, Bộ giao thông vận tải Trung Quốc đã bắt đầu yêu cầu các phương tiện gia thông sử dụng hệ thống này để vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm, xe buýt chở khách và xe tải hạng nặng.

Giờ đây, với khả năng định vị trên toàn cầu, hệ thống này sẽ đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không thể rơi vào tình trạng mất quyền truy cập vào các hệ thống điều hướng, trong trường hợp xung đột quân sự với Mỹ. Với hệ thống gồm hàng chục vệ tinh, Bắc Đẩu sở hữu các ứng dụng đa dạng từ định vị chính xác cao đến liên lạc tin nhắn trong phạm vi ngắn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại