Trung Quốc đã bỏ ra 199 triệu nhân dân tệ (gần 30 triệu USD) với tham vọng điều khiển thời tiết nhằm chống hạn hán và biến đổi khí hậu cho phù hợp với nông nghiệp.
Mới đây, bộ tài chính Trung Quốc đã công bố kinh phí khổng lồ để trợ cấp cho các khu vực bị lũ lụt ở phía Nam và hạn hán ở phía Bắc Trung Quốc.
Họ nói rằng, thay vì chi tiền trợ cấp sau mỗi lần có thiên tai, họ sẽ chấm dứt nó!
Trung Quốc sử dụng công nghệ biến đổi thời tiết Cloud Seeding (Gieo hạt vào mây) để giảm bớt mưa đá và xóa bầu trời đen trước những sự kiện quốc tế quan trọng như Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008.
Một tài liệu được công bố vào đầu năm 2015, Trung Quốc đặt mục tiêu sử dụng công nghệ biến đổi thời tiết để tạo ra hơn 60 tỷ mét khối mưa ở năm 2020 vào những khu vực hạn hán.
Một nghiên cứu khác cũng của Trung Quốc, họ đã tạo thành công một đám mây nhân tạo có phun hạt mịn của Iodide bạc vào một hệ thống điện toán đám mây giúp tăng 15% lượng mưa.
Họ sử dụng chiếc Drone DAx8 để chở các thiết bị cần thiết, từ đó tạo ra những đám mây nhân tạo có thể tạo ra mưa dễ dàng.
Ý tưởng gieo mây đầu tiên được nghĩ ra vào năm 1940 tại phòng thí nghiệm General Electric ở Schenectady, New York, Mỹ.
Nhưng sau đó hai thập kỷ dự án Salt River của Mỹ mới triển nó thành hiện thực. Song không thành công lắm.
Đến mùa hè năm 2016, Trung Quốc đã phát minh những công cụ biến đổi thời tiết dựa vào những ý tưởng cũ và đã có những kết quả thành công đầu tiên cho quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Tuy nhiên, những động thái này của Trung Quốc khá đáng khen khi nhằm mục đích giảm thiểu thiên tai và phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp.