Trục lợi tín ngưỡng: Đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng

Ban Thời sự |

Những biện pháp nghiêm trị hành vi trục lợi tín ngưỡng sẽ được triển khai thế nào khi mùa lễ hội sắp bắt đầu?

Từ hoạt động tín ngưỡng thực chất đến trục lợi tín ngưỡng là một ranh giới khá mong manh. Do những tác hại rất lớn của việc trục lợi tín ngưỡng, đây là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Chiều 3/1, Bộ VH-TT&DL đã có công văn gửi các địa phương yêu cầu tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động VH-TT&DL và lễ hội mừng Xuân Giáp Thìn 2024. Trong đó, nội dung xử lý nghiêm hành vi trục lợi tín ngưỡng được nhấn mạnh. Đây là vấn đề đang cần được quan tâm khi mà nhiều vụ việc thời gian liên quan đến tín ngưỡng được dư luận rất quan tâm.

Những vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tâm linh gây xôn xao MXH

Xôn xao nhất những ngày qua chính là câu chuyện về chùa Ba Vàng tổ chức rước, trưng bày, chiêm bái vật thể gọi là "xá lợi tóc Phật" cho nhân dân chiêm bái. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có chỉ đạo kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm các vi phạm tại chùa Ba Vàng, bước đầu xác định Việc tổ chức cho phật tử chiêm bái "xá lợi tóc Phật" đã vi phạm một số quy định pháp luật như Nghị định về hoạt động triển lãm cũng như Luật Tín ngưỡng tôn giáo

Trục lợi tín ngưỡng: Đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng- Ảnh 1.

Nhiều hoạt động liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng đã bị dư luận lên án.

Trước đó, nhiều hoạt động liên quan đến tâm linh, tín ngưỡng đã bị dư luận lên án. Như câu chuyện 1 thanh niên Hóa trang thành Đức Phật để bán hàng online.

Từng xuất hiện hình ảnh một người đàn ông mặc áo nhà sư trong quán bar. Trước đó, người này cũng thường xuyên đăng tải lên MXH những clip mặc trang phục nhà Phật nhưng lại có ngôn ngữ và hành xử phản cảm. Người này tự xưng là "đại đức Thích Tâm Phúc". Mới đây, người này đã bị cơ quan chức năng bắt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hay 1 tài khoản tự xưng là Phật hoàng Ngọc Đế đã tổ chức livestream với những câu từ vô nghĩa, phản cảm, gây bất bình và làm tổn thương những người có niềm tin sâu sắc vào tôn giáo. Nhiều người cũng đã bị lừa đảo vì tin theo những dịch vụ tâm linh online.

Trục lợi tín ngưỡng: Đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng- Ảnh 2.

Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo. Đây là những nội dung được trích từ Luật Tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Sự trục lợi tôn giáo không thể đến nếu chúng ta thực sự hiểu chân lý của những chính đạo. Đừng để đức tin bị lợi dụng mù quáng. Hệ lụy của trục lợi tín ngưỡng, tâm linh có tác hại khôn lường đến chính bản thân và gia đình mỗi người.

TS Hoàng Văn Chung - Trưởng Phòng Lý luận và Chính sách tôn giáo, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cùng trao đổi để làm rõ hơn về vấn đề này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại