1. Ai Cập đã chờ đợi suốt 28 năm để được tới World Cup. Sau đó chơi 3 trận và trở về nhà. 0 điểm, 2 bàn thắng, 6 bàn thua, không có gì đáng để ăn mừng ở đây.
Tuy nhiên, có một người trong số họ cảm nhận sự tuyệt vời của chuyến đi lần này. Đó là thủ môn Essam El-Hadary. Sau 2 trận đầu chứng kiến các thất bại từ băng ghế dự bị, anh được bắt chính ở trận cuối cùng gặp Saudi Arabia.
Ai Cập lại một lần thua trận. Nhưng chẳng sao cả, nếu đứng trên phương diện của El-Hadary. Ngày anh ra mắt World Cup cũng là ngày anh đi vào lịch sử giải đấu, trở thành người già nhất ra sân ở ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh.
Vào năm 2014, Faryd Mondragon của lung linh đẹp nằm cạnh con sống Volga, El-Hadary bước ra với tuổi còn già hơn: 45 tuổi 4 tháng 10 ngày.
Essam El-Hadary vừa lập kỷ lục khi thi đấu tại World Cup ở tuổi 45.
Đang nói hơn, El-Hadary không đứng trong khung gỗ chỉ để phá kỷ lục. Anh còn đánh dấu dịp trọng đại này bằng màn trình diễn ấn tượng. Trong số 23 cú dứt điểm mà Saudi Arabia tạo nên, có 8 trúng đích. Và 6 bị hóa giải bởi ông già ngoại tứ tuần. Nó bao gồm cú bay người cản phá trên chấm phạt đền khi tỷ số đang là 0-1.
2. Trong bóng đá, hầu hết các cầu thủ sẽ tính đến chuyện nghỉ hưu khi 32 hoặc 35 tuổi. Nhưng El-Hadary là một ngoại lệ đáng ngạc nhiên.
Anh đã 45 tuổi, hơn gấp đôi tuổi của đồng đội trẻ nhất ở tuyển Ai Cập, Ramadan Sobhi. Mới 21 tuổi, cầu thủ này thậm chí bằng tuổi con gái của El-Hadary. Khi anh ra mắt ĐTQG vào năm 1996, phải 10 tháng sau Sobhi mới được sinh ra.
Làm thế nào để El-Hadary vẫn có thể ra sân đều đặn, chơi bóng đá đỉnh cao ở độ tuổi này? Câu trả lời là El-Hadary không bao giờ bận tâm đến tuổi tác. Anh không cảm thấy mình như 45 tuổi, hoặc lờ đi sự thật rằng mình đã 45. Như anh tâm sự, chưa từng nghĩ tới chuyện nghỉ hưu.
Tuổi tác không phải là vấn đề với Essam El-Hadary.
Tuổi tác chỉ một lần làm phiền El-Hadary. Đó là khi anh bước sang tuổi 40 và các HLV bắt đầu nghĩ rằng anh không còn phù hợp. Số lần ra sân của El-Hadary bị cắt giảm. Và anh không còn được triệu tập lên tuyển.
El-Hadary không nản lòng. Anh tập luyện nhiều hơn và chăm chỉ hơn để chứng minh tất cả đã sai. Nó giống như khi anh 17 tuổi và đang cố để gây sự chú ý. Những nỗ lực đã giúp anh ở độ tuổi thanh niên. Không có lý do gì nó lại không thành công một lần nữa.
3. El-Hadary đã làm tất cả để trở thành thủ môn chuyên nghiệp. Từ khi còn đứa trẻ lớn lên ở thị trấn Kafr Al Battikh thường xuyên bỏ học để chơi bóng đá, anh đã biết cuộc đời mình gắn liền với sân cỏ.
Anh cũng liên tục phải đối phó với ông bố khó tính vì kết quả học tập kém cỏi hay những lần trốn làm bài tập, đồng thời cương quyết không theo nghề mộc truyền thống của gia đình.
Khát khao chính là thứ "vũ khí" lợi hại nhất của Essam El-Hadary.
Cũng không biết bao nhiêu lần El-Hadary phải đi xe đạp, hoặc cuốc bộ 7km để tới trung tâm đào tạo. Sau đó, trở về nhà với đôi tay tê dại và rướm máu bởi… không thích đeo găng cho tới lúc gia nhập Damietta.
Khi bóng đá là cuộc sống, không dễ gì để anh từ bỏ. Và El-Hadary còn cảm thấy tiếc cho Gianluigi Buffon bởi thủ môn người Italia quyết định giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế ở tuổi 40, mà theo anh là… quá trẻ.
Để trở thành huyền thoại, một cầu thủ không cần phải chơi trong một đội bóng chiến thắng hoặc giành vô số danh hiệu. Chỉ cần họ tạo ra câu chuyện truyền cảm hứng. Vì vậy El-Hadary xứng đáng đi vào lịch sử khi mang tới một thông điệp, rằng hãy chiến đấu không ngừng vì giấc mơ và thành quả đạt được sẽ khiến chính bạn phải ngạc nhiên.