Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ

Kiều Anh |

Khả năng học tập của tổ chức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn sống sót và dẫn đầu.

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên có tốc độ biến đổi chóng mặt, sự phát triển của công nghệ và các mô hình kinh doanh thời đại mới đã làm đảo lộn những trật tự được hình thành từ nhiều thập kỷ qua. 

Theo con số được thống kê tại Mỹ: Chỉ có 12% công ty trong danh sách Fortune 500 từ năm 1995 còn hoạt động. Chỉ trong năm ngoái, 26% công ty không còn hiện diện trong danh sách này.

Sự “ra đi” của những thương hiệu tưởng như tồn tại mãi với thời gian - Toy R Us, Nokia, Kodak, Yahoo,…là bằng chứng sống cho việc doanh nghiệp chậm học hỏi, thích nghi và thay đổi. 

Khả năng học tập của tổ chức ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với những doanh nghiệp muốn sống sót và dẫn đầu.

Peter Senge – nhà sáng lập kiêm giám đốc Trung tâm học tập tổ chức của trường quản lý MIT's Sloan, tác giả cuốn sách “Nguyên lý thứ 5” từng chia sẻ: “Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh.”

Năng lực học tập của tổ chức là yếu tố sống còn

Tại một hội thảo trực tuyến bàn về Văn hóa học tập trong doanh nghiệp được tổ chức mới đây, ông Hoàng Trung Thiên Vương, đồng sáng lập, giám đốc Marketing của Base.vn đã chỉ ra 3 bài toán khiến chúng ta phải coi năng lực học tập của tổ chức là yếu tố sống còn:

Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ - Ảnh 1.

Ông Hoàng Trung Thiên Vương - Đồng sáng lập, giám đốc Marketing của Base.vn

Thứ nhất là bài toán của thị trường với nhiều thách thức và những biến đổi chóng mặt. Công nghệ thay đổi từng giờ, thị trường nhiều biến động, đối thủ cạnh tranh cũng ngày càng nhiều, nếu chúng ta không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội thì chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau.

Bài toán thứ 2 liên quan đến bài toán tăng trưởng và nâng cao hiệu suất. Nếu mục tiêu của chúng ta là tăng trưởng doanh thu, hoặc là mở rộng thị trường, hoặc tập trung vào sản phẩm, thì việc đào tạo để mỗi cá nhân có thể đi chung với mục tiêu của doanh nghiệp là điều quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp.

Bài toán thứ 3 là bài toán về phát triển con người và giữ chân nhân sự. Mỗi một nhân viên khi làm việc trong một tổ chức, nhu cầu của họ chính là được phát triển bản thân đi kèm với một lộ trình thăng tiến rõ ràng. 

Ông Vương cho rằng: “Định hướng sự nghiệp của các bạn ấy phải đi kèm với một chương trình đào tạo được thiết kế hiệu quả, cùng những kỹ năng tương ứng ở mỗi vị trí, để có thể đáp ứng được tiêu chí mà doanh nghiệp đề ra. 

Lúc này việc học tập không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với thị trường mà còn để giữ chân nhân tài và giúp các bạn ấy nâng cao năng lực cạnh tranh của chính bản thân trong tổ chức đang làm việc và trong xã hội.” Ông Vương chia sẻ

Những sai lầm gặp phải và nguyên tắc xây dựng “Văn hóa học tập hiệu quả”

Tuy nhiên, hiện nay đa phần chúng ta vẫn đang tập trung vào những chỉ số không phản ánh đúng kết quả và chất lượng của việc học tập. Phần lớn các doanh nghiệp vẫn chú trọng vào số giờ học tập, số lượng khóa học và số người tham gia. 

Nhưng thực tế văn hóa học tập đang có sự dịch chuyển dần từ: “Văn hóa học tập chú trọng vào việc tham gia” sang “Văn hóa học tập chú trọng vào sự hiệu quả”.

Việc nâng cao số lượng khóa học thậm chí là số giờ học tập, thực tế không đem lại hiệu quả trực tiếp đối với hoạt động kinh doanh.

Tập trung vào dạy các kỹ năng kiến thức cho nhân viên cũng không thể theo kịp sự thay đổi của thị trường. Khuyến khích nhân viên học tập vì nhu cầu cá nhân thì chưa đủ để tạo ra sự gắn kết với mục tiêu chung của doanh nghiệp

“Văn hóa học tập chú trọng vào sự hiệu quả” phải tạo ra những khóa học phù hợp với chiến lược kinh doanh, tập trung dạy cách thức học, phương pháp học để nhân viên có khả năng tự lĩnh hội tri thức mới, đặc biệt phải xây dựng văn hóa học tập vì mục tiêu chung của tổ chức và lan tỏa văn hóa ấy ngày một sâu rộng hơn trong nội bộ.”

Cách thức xây dựng văn hóa học tập và vai trò của công nghệ

Ông Vương cho rằng, việc đa dạng hóa các hình thức học tập là điều vô cùng quan trọng, bản thân Base cũng đang sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút sự tham gia của nhân viên và đáp ứng được nhu cầu học hỏi hàng ngày của các bạn. Hình thức đầu tiên ông Vương đề cập đến chính là Sharing.

“Base Sharing gần như trở thành văn hóa hàng ngày, hàng tuần ở Base, đây chính là không gian để các bạn có thể truyền đạt kinh nghiệm cho đội ngũ kế cận, chia sẻ câu chuyện thành công và cả những bài học thất bại của bản thân trong quá trình làm việc. 

Những người đi trước sẽ chia sẻ kinh nghiệm mà các bạn ấy đúc kết được song song giữa lý thuyết và quá trình thực hành.”

Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ - Ảnh 2.

Mô hình Base Sharing tại Base.vn

Theo ông Vương hình thức học tập này giải quyết được 2 nhu cầu, thứ nhất các bạn team lead hoặc các cấp quản lý có nhu cầu chia sẻ, có cơ hội nâng cao kỹ năng của bản thân cũng như đóng góp được cho sự phát triển của tổ chức.

Các thế hệ đi sau có nhu cầu được lắng nghe, có cơ hội được học tập, rút ngắn thời gian làm quen với công việc.

Nếu như trước đây phải mất 2 đến 3 tháng để coaching cho một bạn mới, thì khi được tham gia Base Sharing các bạn ấy chỉ mất 1 tháng đã có thể đưa về được những khách hàng đầu tiên. Như vậy doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được chi phí đào tạo, mà còn đẩy nhanh được tốc độ tăng trưởng về doanh thu.”

Hình thức học tập thứ 2 mà ông Vương để cập đến chính là Social learning, đây là hình thức học tập được thế hệ Gen Y, Gen Z phát huy và tham gia vô cùng tích cực. 

Ông Vương cho biết: “Khách hàng của bộ phận L&D hiện nay đa phần là những con người của thời đại mới, họ thích những thứ online, thích mọi thứ được số hóa để bất cứ lúc nào họ cũng có thể truy cập và tương tác được.

Mặt khác, có rất nhiều bài toán của khách hàng và những tình huống phát sinh trong thực tế cần được giải quyết ngay lập tức, cho nên hình thức học tập hay những chương trình đào tạo mà chúng ta xây dựng ra phải đáp ứng được tốc độ thay đổi và nhu cầu tức thì của nhân viên.”

Vì vậy, Social Learning là cách mọi người học tập thông qua những tri thức liên tục được sản sinh ra hàng ngày. Nó phát sinh từ nhu cầu giải quyết ngay lập tức những vướng mắc mà nhân viên đang gặp phải, dù chưa được đào tạo nhưng các bạn cần biết ngay để giải quyết cho khách hàng.”

Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ - Ảnh 3.

Social Learning - Hình thức học tập thông qua việc hỏi đáp và chia sẻ

“Cách thức vận hành của nó là khi mọi người cần bất cứ thông tin gì mọi người có thể lên phần mềm Base Square để tìm kiếm hoặc đặt câu hỏi, sẽ có những chuyên gia trong doanh nghiệp nghiên cứu tìm hiểu và trả lời cho các bạn. 

Bất cứ ai có câu trả lời hoặc muốn đóng góp thêm ý kiến thì đều có thể tham gia bình luận. Bản chất văn hóa học tập này được sinh ra từ những người muốn học, chứ không phải từ những người đi chia sẻ. 

Nó cũng tạo ra sự tương tác hai chiều và cung cấp nhiều góc nhìn khác nhau để giải quyết vấn đề thực tiễn. Nó đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên trẻ hoặc có tốc độ tăng trưởng nhanh.” Ông Vương chia sẻ thêm.

Hình thức thứ ba là hình thức “Digitizing Knowledge” - đóng gói và số hóa tất cả mọi tri thức trong doanh nghiệp. 

Đây chính là cách để doanh nghiệp tích lũy tri thức được sản sinh ra trong quá trình làm việc, là sự đúc kết của lý thuyết và thực tiễn, và là phương thức để chúng ta có thể lưu trữ và chuyển giao kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ sau.

Trong dài hạn, lợi thế cạnh tranh bền vững và duy nhất của doanh nghiệp chính là khả năng học tập nhanh hơn đối thủ - Ảnh 4.

Digitizing Knowledge - Cách đóng gói và số hóa tri thức doanh nghiệp.

“Ở Base cứ mỗi một kinh nghiệm hoặc một bài học các bạn có được sau một quá trình làm việc đều được khuyến khích để viết ra, lưu lại trên Base Wiki và trở thành tài nguyên chung của doanh nghiệp. 

Chính điều này sẽ thúc đẩy vai trò của nhân viên trong việc xây dựng tri thức và văn hóa học tập của công ty. Phần mềm sẽ giúp chúng ta tổ chức những tài nguyên này một cách khoa học theo từng phòng ban hoặc theo các thể loại, nhân viên rất tiện tra cứu khi cần.”

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại