Trung Quốc vốn là đất nước rộng lớn với kho tàng văn hóa đa dạng của những lễ nghi, thủ tục cưới hỏi vô cùng kỳ lạ.
Bạn sẽ không khỏi khiếp hồn khi chứng kiến cảnh tượng ẩu đả ném trứng gà vào mặt chú rể,tung cô dâu lên trời, bố mẹ giả làm trâu ngựa kéo xe cho con trong ngày lễ thành hôn để chúc mừng lễ hạnh phúc của cô dâu, chú rể.
Chúng ta khó có thể đánh giá đó là hủ tục hay tập tục nhưng chắc hẳn, sẽ không ít người sau khi đọc bài viết dưới đây cần phải suy nghĩ kỹ trước khi lựa chọn người bạn đời là người xứ Trung.
Buộc chú rể vào gốc cây, ném trứng gà để mừng cưới
Trong ngày 7/5 vừa qua, sự việc được trang Sina, một trang báo uy tín của Trung Quốc đăng tải liên quan đến câu chuyện của chú rể sinh sống tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc được bạn bè mừng cưới bằng hành động khá quái dị.
Anh chàng bị nhóm bạn 10 người dùng băng dính dính chặt vào cột điện phía trước khách sạn tổ chức tiệc cưới.
Liền sau đó, nhóm bạn tiến đến phía chú rể và ném trứng, tạt nước lạnh, đánh liên tục vào người đến bất tỉnh.
Người trong cuộc lên tiếng, mặc dù cơ thể phải chịu đau đớn nhưng không cảm thấy phiền lòng, miễn sao bạn bè và gia đình cảm thấy vui vẻ.
Chú rể bị cột chặt vào cây rồi ném đủ thứ trên người khiến ai nấy hốt hoảng.
Nhiều người đi lại trên đường phải nán lại xem, họ lầm tưởngđây là một vụ bắt trộm nhưng người trong cuộc khẳng định đây chỉ là một trò đùa.
Dân mạng cả nước xem ảnh và chỉ dám lắc đầu nhận xét "kết hôn kiểu đó thì thật kinh khủng".
Lỡ tay ném cô dâu nhập viện
Năm 2015, sự việc đáng buồn đã xảy ra tại một đám cưới ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Đám cưới suýt chút nữa trở thành đám tang khi trong màn vui đùa ném cô dâu lên không trung, chú rể đã không thể đỡ kịp khiến cô gái trẻ rơi mạnh xuống đất và bị chấn thương ở đầu.
Cô dâu được đưa vào bệnh viện trong tình trạng hôn mê.
Tập tục ném cô dâu trong lễ cưới là một nét văn hóatồn tại lâu đời tại vùng Sơn Đông và Vân Nam,Trung Quốc.
Tuy nhiên, hành động bất cẩn của chú rể đã gây hậu quả nghiêm trọng cho người bạn đời của anh.
Chiếc xe ngay lập tức đưa cô dâu đến bệnh viên cấp cứu.
Được biết, không chỉ ở Sơn Đông, một số vùng khác ở Trung Quốc cũng có phong tục tung cô dâu lên cao trong ngày trọng đại như một cách để cầu mong những điều tốt lành nhất.
Nhưng có lẽ, tung cô dâu kiểu như đám cưới này thì ai cũng phải sợ hãi.
Bố mẹ làm trâu ngựa, kéo xe cưới cho con
Dân mạng Trung Quốc từngxôn xao hình ảnh của một cặp đôi đã đứng tuổi hóa trang màu mè và buộc dây vào cổ kéo chiếc xe hơi đang từ từ chuyển bánh phía sau.
Được biết, đây chính là bố mẹ và người ngồi trong xe là con trai, cũng là chú rể của đám cưới tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc.
Phong tục cưới hỏi kỳ lạ là chủ đề bàn tán sôi nổi của dân mạng thời điểm đó.
Theo như giải thích của người dân bản địa củavùngnày cho hay, hành động của bố mẹ chàng trai như trong ảnh được gọi là “naohun” có nghĩa là “làm náo động đám cưới”.
Trong đó, phụ huynh sẽ được hóa trang theo kiểu biếm họa rồi kéo chiếc xe chở con cái trong ngày vui.
Cha mẹ và mọi người trong gia đình vui vẻ, thực hiện nghi thức. Trong khi cảnh tượng bị coi là "chướng mắt" với nhiều độc giả.
Phần đa giới trẻ Trung Quốc bây giờ không còn thực hiện nghi thức này nữa, nếu có cũng chỉ là sự ép buộc không thể chối cãi từ dòng họ, gia đình.
Ném bùn trong đám cưới
Tập tục ném bùn trong đám cưới được người dân tộc Đồng ở Trung Quốc duy trì đến tận ngày nay. Trò chơi này của người dân tộc Đồng diễn ra vào đúng ngày cô gái đi lấy chồng được 1 năm.
Cô gái cùng 9 cô bạn chơi ném bùn với chồng và các bạn của chồng trên mảnh ruộng đầy bùn.
Khi chơi đã mệt, họ nhảy ùm xuống sông, té nước vào nhau. Trong số đó, có đôi nào để ý nhau thì bơi ra xa và anh chàng trong đôi đó sẽ được mời tham gia hội ném bùn năm sau.
Hậu đám cưới của cô dâu, chú rể dân tộc Đồng sẽ là màn ném bùn vào nhau.
Cô dâu “cao số” phải ở miếu trước khi về nhà chồng
Ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc, nếu trước ngày cưới mà 2 bên gia đình của cô dâu chú rể đi xem bói, thầy bói phán số cô dâu bị“phá gia chi nữ” thì cô ấy sẽ không được đi kiệu về nhà chồng như các đám cưới bình thường.
Thay vào đó, trước khi cưới chừng 2,3 ngày, cô dâu phải làm ra vẻ trốn ra khỏi nhà, ra ở nhờ 1 miếu hay đền.
Cô mang theo vài bộ quần áo không lành lặn lắm, 1 cái ô cũ kỹ,1 cái làn cói có bát, đĩa cũ và 1 đôi đũa giả vờ làm ăn xin thì mới có thể về nhà chồng.
Cô dâu "cao số" phải giả vờ là người ăn xin thì mới được rước về nhà chồng.
Một số những tập tục cưới hỏi từ lâu đời bị cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục đã bị nhà nước Trung Quốc xóa bỏ.
Tuy nhiên, ở một số vùng nông thôn, chúng vẫn diễn ra, và gây phẫn nộ cho cộng đồng mạng.
Nguồn: Tổng hợp