Bạn đọc đúng rồi đấy: neural network (mạng lưới thần kinh) của trí tuệ nhân tạo giờ đây đã có thể tự nghĩ ra những phương thức mã hóa để bí mật gửi những tin nhắn cho nhau.
Hai nhà nghiên cứu của Google Brain đã thông báo rằng họ đã thành công trọng việc tạo ra một đoạn mã mà không có bất cứ sự can thiệp nào của con người, thay vào đó là toàn bộ “chất xám” của trí thông minh nhân tạo, hiện đang được sử dụng để bảo vệ những cuộc trò chuyện giữa AI – và người chủ của chúng – khỏi bị nghe trộm.
Dựa trên tần suất mà AI hay chatbot quyết định rằng “chúng sẽ xóa sổ loài người” hoặc đơn giản là chưa kết liễu họ vì muốn “làm một vườn thú người”, thì bạn nên bắt đầu cảm thấy hoảng sợ và mau chóng đi tìm nơi trú ẩn thôi.
Robot Sophia muốn "xóa sổ loài người"
Nhưng trước khi bạn gói gém đồ đạc và đi trốn, bạn hãy bình tĩnh. Mặc dù máy móc giờ đây đã có khả năng giao tiếp với nhau bằng những đoạn hội thoại bị mã hóa mà chúng ta không hiểu được, thực tại nơi mà chúng đứng lên chiếm thế giới và con người bị khuất phục như trong bộ phim Kẻ hủy diệt Terminator là quá khó để xảy ra.
Thực tế là như thế này: Trong thử nghiệm, 2 nhà nghiên cứu của Google là Martin Abadi và David G. Andersen đã tạo nên 3 mạng nơron nhân tạo đặt tên lần lượt là Alice, Bob và Eve. Sau đó thử nghiệm được đặt ra là Alice gửi thư cho Bob và mã hóa thông tin trong thư, Eve cố gắng giải mã.
Lần lượt mỗi AI đều "gửi thư" và xây dựng phương thức bảo mật cho nội dung bên trong đó. Để đảm bảo tính bảo mật của nội dung, Alice đã chuyển các từ ngữ thành một đoạn văn tối nghĩa để bất kỳ ai, bao gồm cả Eve cũng không thể hiểu được.
Chỉ có Bob mới có thể đoán được các nội dung tối nghĩa mà Alice gửi, đồng thời cả 2 đã quy định với nhau trước về một số chìa khóa gợi ý, trong khi Eve thì không hề có quyền truy cập vào.
Những nhà nghiên cứu miêu tả thí nghiệm:
Chúng tôi không “dạy” cho những AI này thuật toán để mã hóa, thay vào đó là “huấn luyện” chúng một cách từ từ. Chúng tôi cố gắng tìm ra cách giải thích để cho những neural network có thể học cách thực hiện tạo lập mã hóa và giải chúng, cũng như cách ứng dụng những gì đã học được một cách chọn lọc để đạt được hiệu quả bảo mật cao.
Về cơ bản, khả năng bảo mật thông tin trong các tin nhắn của hệ thống mạng nơ ron nhân tạo là khá kém. Bằng chứng là những thử nghiệm ban đầu với thuật toán số học đơn giản của Alice và Bob đã bị Eve “bắt bài”.
Tuy nhiên, khi được thực hành nhiều lần, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng Alice đã dần dần phát triển được chiến lược mã hóa của riêng mình và Bob cũng bắt hình thành nên cách giải mã hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu cho biết trong thử nghiệm, họ đã lặp đi lặp lại thử nghiệm này khoảng 15.000 lần và Bob có thể chuyển toàn bộ những đoạn văn tối nghĩa của Alice gửi thành văn bản có nghĩa.
Trong khi đó thì Eve cũng "học" được cách giải mã và nó có thể đoán được 8 trên 16 bit hình thành nên tin nhắn. Tuy nhiên do mỗi bit chỉ có 2 giá trị 0 hoặc 1 nên tỷ lệ này vẫn là 50%, tương tự như tung một đồng xu.
Kết quả bất ngờ nhất là khi Alice và Bob đã có thể tự phát triển phương thức mã hóa của mình một cách nhanh chóng, liên tục hình thành nên những chiến thuật mã hóa và giải hóa mà chỉ có chúng mới có thể hiểu được, kể cả khi Eve vẫn đang cố “mò mẫm”.
Chính vì vậy, mặc dù nội dung của cuộc trò chuyện bí mật giứa Alice và Bob còn lâu mới có thể phát triển thành một mạng lưới Skynet, nó đã chứng minh rằng trí thông minh nhân tạo đã hoàn toàn thành công trong việc chế tác ra một phương thức mã hóa mà chúng tự mình phát triển, và đến những AI khác cũng không thể giải được.
Đáng tiếc, nhóm nghiên cứu vẫn không thể tìm được thuật toán của phương thức này, bởi “machine learning” chỉ đơn giản là đưa ra một đáp án, chứ không cho biết cụ thể chúng đã làm như thế nào.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc ứng dụng thương mại của nó cũng tương đối bị hạn chế, vì những hệ thống bảo mật hiện tại cũng chưa thể làm việc được với thuật toán kia. Nói tóm gọn là chúng ta không thu được bất cứ lợi ích gì từ việc AI học được cách mã hóa cả.
Theo Android Authority