Người được nhắc đến chính là Nguyễn Nghiêu Tư.
Theo cuốn sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam, lúc nhỏ Nguyễn Nghiêu Tư có cha làm nghề thịt lợn, ông lại sinh vào tháng tháng 10 âm lịch (tháng Hợi) nên được gọi là cậu Lợn. Sau khi đỗ trạng nguyên, người đời gọi ông là Trạng Lợn.
Ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Nghiêu Tư là người chăm lo đèn sách, khi ra ao rửa bèo, ra vườn hái rau, tay vẫn cầm cái que nhọn vạch xuống đất hoặc viết vào lá chuối, lá khoai để học những chữ khó nhớ. Ông đỗ trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hòa thứ 6 (1448), thời vua Lê Nhân Tông và làm quan đến chức Hàn lâm trực học sĩ, An phủ sứ lộ Tân Hưng Thượng.
Nhà vua thấy ông có công lớn với xã tắc, lại là người ứng đối thông minh nên gia phong là Thượng quốc công trạng nguyên.
Đặc biệt, Nguyễn Nghiêu Tư có nhiều giai thoại nổi tiếng về tài năng ngoại giao. Sách Những bậc hiền nhân trong lịch sử Việt Nam ghi lại về việc Trạng Lợn giúp đỡ nhà Minh lập đàn cầu mưa chống hạn hán, nhờ tài ứng đối hơn người:
“Ngày ấy, hạn hán kéo dài ở Trung Quốc, nhân có Trạng Lợn sang thăm, vua Minh mời cầu đảo để thử tài. Trạng nhận lời, yêu cầu dựng đàn uy nghiêm để ông cầu đảo. Mục đích là kéo dài thời gian. Khi thấy cỏ gà lang, trạng bèn lên đàn làm lễ, khấn theo cách nói lái: "Hường binh, hòa binh, tam tinh, kẹo tinh, bát tinh, linh tinh tinh... Vua Minh nghe thấy bái phục trạng uyên thâm, tỏ tường thiên văn, thuộc hết ngôi thứ các vị tinh tú. Khóa lễ vừa xong, lập tức mưa như trút nước, khiến vua càng phục hơn".
Sau sự kiện này, ông được hoàng đế nhà Minh phong làm trạng nguyên Bắc triều.