Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra?

J.D |

Một vụ trăn khổng lồ tấn công và giết chết người tại Indonesia mới đây đang khiến nhiều người cảm thấy giật mình lo sợ.

Gần đây, cư dân mạng đang chia sẻ một câu chuyện kinh dị tại Indonesia. Đó là trường hợp con trăn dài 7m đã giết và nuốt chửng một người phụ nữ bản địa.

Câu chuyện đã xảy ra từ hơn một tuần, nhưng vẫn khiến nhiều người cảm thấy rùng mình. Cần biết rằng trăn nuốt người dù có, nhưng là những trường hợp rất hiếm. Vậy mà trong những năm gần đây, nó xảy ra ngày càng nhiều hơn. Vậy rốt cục là tại sao?

Chuyện gì đã xảy ra với nạn nhân?

Được biết, nạn nhân là Wa Tiba , một người phụ nữ 54 tuổi sống trên đảo Muna (Indonesia). Bà mất tích khi đang kiểm tra vườn rau, để rồi toàn bộ khu vực phải huy động lực lượng tìm kiếm.

Một ngày sau, người ta tìm thấy đôi dép và con dao rựa của bà. Và cách đó khoảng 30m, có một con trăn đang nằm kềnh, bụng trương phình lên.

Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

"Mọi người tỏ ra nghi ngờ con trăn đã nuốt bà ấy, nên ngay lập tức giết nó và mổ bụng" - một viên cảnh sát cho biết.

"Quả nhiên, khi mổ bụng con trăn, xác của nạn nhân ở bên trong."

Trăn tấn công người như thế nào?

Con trăn đã gây ra "trọng tội" được cho là loài trăn lưới. Chúng có thể dài tới 10m - ngang ngửa với Anaconda xanh Nam Mỹ - kèm theo một khối cơ bắp khổng lồ. Khi tấn công, chúng sẽ tận dụng các lợi thế này để quấn quanh con mồi và bóp nát con mồi.

Nạn nhân của trăn sẽ ngạt thở hoặc vỡ tim mà chết trong vài phút.

Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra? - Ảnh 2.

Với kích cỡ to lớn, loài trăn này có thừa khả năng tấn công những con mồi khổng lồ, như bò hoặc lợn. Tuy nhiên, chúng thường không mạo hiểm như vậy mà chọn các mục tiêu vừa miệng hơn. Con người cũng là một con mồi cỡ lớn, thế nên các vụ trăn tấn công người mới hiếm là vì vậy.

Nhưng như đã nêu, các trường hợp trăn tấn công người đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Như tháng 9/2017, Robert Nababan tại Indonesia đang trên đường lái xe về nhà. Anh trông thấy một con trăn khổng lồ nằm vắt ngang đường, bèn tìm cách vứt con trăn sang lề đường.

Cũng có nguồn tin cho rằng anh đã cố gắng bắt con trăn mang về. Thực hư ra sao chưa rõ, nhưng quan trọng là con trăn bám vào tay anh và bắt đầu siết mạnh.

Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra? - Ảnh 3.

Lực siết tăng dần, thân con trăn quấn cả lên đầu anh. Dù rằng đã chạy thoát nhờ chém dao vào con vật, nhưng cơ thể anh cũng bị tổn thương nghiêm trọng.

Nababan đã gặp may, nhưng nạn nhân trước đó vài tháng thì không.

Dân làng khi đó cũng phải đổ xô đi tìm kiếm một người đàn ông mất tích khi đi thu hoạch dầu cọ.

Họ không tìm thấy anh, nhưng thấy một vài quả cọ, một bộ dụng cụ thu hoạch, một chiếc ủng, và một con trăn dài 7m mới ăn rất no.

Nghi ngờ, người dân mổ bụng con trăn, và sự thật đáng buồn là nạn nhân nằm bên trong đó, toàn thân bao phủ bởi dịch vị của con quái xà. Tất nhiên, anh cũng không còn sống nữa.

Trăn cũng chỉ là nạn nhân

Theo các nhà khoa học, nguyên nhân thực sự đứng sau các vụ tấn công này chính là các nông trại trồng cọ - được trồng phổ biến ở Indonesia. Địa danh này cũng là một trong hai nông trại thu hoạch dầu cọ lớn nhất thế giới thuộc.

Dầu cọ là một nguyên liệu linh hoạt và giá thành rẻ. Tuy nhiên, nơi phù hợp nhất để trồng cọ lại là các vùng đất nhiệt đới, nơi trăn khổng lồ đang phát triển mạnh. Và cũng bởi mặt hàng này đem lại lợi nhuận khủng nên các đồn điền đã triệt hạ những khoảng rừng nhiệt đới rộng lớn, nhằm lấy đất trồng cọ.

Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra? - Ảnh 4.

Các khu rừng tại Indonesia bị triệt hạ để lấy đất trồng cọ

Vì thế mà Indonesia đang phải chịu một cuộc khủng hoảng môi trường khủng khiếp, khi sở hữu tổng diện tích rừng nhiệt đới lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Brazil và Congo.

Theo báo cáo từ Nature Climate Change, năm 2012, diện tích rừng bị phá hủy tại Indonesia còn cao hơn những gì đang xảy ra tại Brazil.

Hệ lụy của quá trình này là môi trường sống của các loài vật bị thay đổi, trong đó có trăn khổng lồ. Chúng vì thế mà phải di chuyển gần về phía con người, khiến khả năng 2 bên đụng độ tăng lên.

Hơn nữa, các gốc cọ cũng vô tình trở thành "mái ấm" tự nhiên dành cho các loài gặm nhấm, béo múp mập mạp. Nơi nào có chuột, trăn rắn phải ở đó để triệt chúng. Chỉ tiếc là con người cũng ở đó, thế mới xảy ra tai họa.

Trăn dài khổng lồ 7m lại nuốt người - tại sao thảm họa này liên tục xảy ra? - Ảnh 5.

Trăn khổng lồ cũng theo đó xuất hiện, chủ yếu là để săn chuột. Nhưng xui rủi con người cũng xuất hiện, lại ưa đụng chạm như Nababan, vậy mới xảy ra tai họa.

Và quan trọng nhất là với con người, những cuộc đụng độ như vậy dù nguy hiểm nhưng không phải lúc nào cũng gây chết người.

Còn với loài trăn, chúng chắc chắn sẽ thiệt mạng.

Như để tìm ra người đàn ông bị nuốt, con trăn đã bị mổ phanh bụng. Còn với trường hợp con trăn tấn côn Nababan, dân làng đã lùng tận nơi để diệt, mang xác trăn về làng và treo lên 2 cái cây. Sau đó, con trăn được cắt nhỏ, rán lên và trở thành một bữa đại tiệc.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại