Trạm nghiên cứu Nam Cực bị "kéo lê" gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng

Nguyễn Hằng |

Trạm nghiên cứu Halley của Anh tại Nam Cực sẽ phải di chuyển 22,5 km ra khỏi thềm băng Brunt Ice Shelf sau khi phát hiện đứt gãy lớn trên bề mặt.

Chuyến hành trình dịch chuyển trạm nghiên cứu "quyền lực" ở Nam Cực ban đầu dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 3 và các chuyên gia có thể trở lại làm việc vào tháng 11 năm nay, thời điểm mùa đông ở Nam Cực bắt đầu.

Trạm nghiên cứu Halley (BAS) ở Nam Cực được cho là nơi đầu tiên phát hiện ra lỗ thủng tầng ozon tại Nam Cực vào tháng 10/1985, một thông tin quan trọng trong việc nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 1.

Những xe kéo màu xanh được sử dụng để di dời các buồng của trạm nghiên cứu.

Trạm được chia thành 8 buồng chính với hai màu đỏ và xanh là chủ đạo. Mỗi buồng được thiết kế 4 chân trụ thủy lực bên dưới có thể mở rộng để nâng cao lên.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 2.

Trạm nghiên cứu có kích thước "khổng lồ" nên việc di chuyển sẽ mất nhiều thời gian.

Bên dưới chân và các tấm ván dùng để trượt đi khi kết nối với xe kéo. Trạm nghiên cứu được thiết kế linh hoạt và hiện đại, có thể dễ dàng di chuyển sang địa điểm mới bằng xe kéo.

Tuy nhiên, trên thực tế, các chuyên gia ước tính phải mất khoảng 13 tuần để thực hiện công việc di chuyển toàn bộ trạm nghiên cứu Halley đến vị trí mới trên thềm băng Brunt Ice Shelf.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 3.

Vào tháng 2/2017, Giám đốc của BAS đã quyết định tạm đóng cửa trạm nghiên cứu và di dời khẩn cấp để tránh một sự đổ vỡ không hề biết trước trên thềm băng Brunt Ice Shelf.

Theo chia sẻ của người đứng đầu BAS, các chuyên gia vẫn sẽ sử dụng các thiết bị để theo dõi vết nứt bất thường ở thềm băng bày. Tuy nhiên, việc nghiên cứu có thể gặp khóa khăn, đặc biệt trong những tháng mùa đông – nhiệt độ cực thấp và bóng đêm luôn bao trùm 24/24h.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 4.

Được lắp đặt các ván trượt sẽ giúp việc di chuyển trên tuyết của buồng trạm dễ dàng hơn.

Theo Michal Krzysztofowicz, nhân viên tại trạm nghiên cứu Halley chia sẻ: "Mọi thứ diễn ra đều tốt đẹp, không hề có trục trặc và thực sự đã kết thúc trước thời hạn".

Các dụng cụ khoa học và thiết bị nghiên cứu đã được di chuyển tới địa điểm mới sẽ được những chuyên gia sử dụng trở lại vào tháng 11/2017. Một trong số chúng hiện đang ở Anh để bảo trì.

Thiết bị khí tượng và ozone đang được chuẩn bị sẵn sàng trong các cơ sở tạm thời để đo lường, có thể tiếp tục càng sớm càng tốt vào mùa hè Nam Cực tiếp theo.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 5.

Trạm nghiên cứu Halley di chuyển đến vị trí mới cách chỗ cũ khoảng 23 km.

Vào tháng 10/2016, các chuyên gia phát hiện vết nứt gãy trên bề mặt thềm băng, cách trạm nghiên cứu khoảng 17 km.

Hiện vết nứt chưa gây bất kỳ nguy hiểm nào tới trạm nghiên cứu song giới chức Anh khuyến cáo mọi người sống trong đó sẽ phải nhanh chóng di dời. Khoảng cách di dời ước tình là 23 km.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 6.

Hình ảnh di chuyển buồng trạm.

Theo nhận định của các chuyên gia, nếu trạm nghiên cứu không di dời thì rất có thể bị vết nứt khủng "nuốt chửng" vào năm 2020.

Trạm nghiên cứu Nam Cực bị kéo lê gần 23km, tránh bị vết nứt khổng lồ nuốt chửng - Ảnh 7.

Hành trình di chuyển trạm nghiên cứu diễn ra rất tốt đẹp và thuận lợi.

Xem video:

Trạm nghiên cứu Halley của Anh di chuyển thuận lợi đến địa điểm mới.

Trong một tuyên bố, BAS cho biết: "Sự thay đổi trên bề mặt băng, đặc biệt là khi vết nứt càng ngày càng lớn, biểu hiện của một sự biến đổi phức tạp về địa hình, chính vì vậy các nhà khoa học của BAS cũng không thể dự đoán trước việc gì sẽ xảy ra".

Ảnh/Nguồn: Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại