Sự cố tranh chấp công dân này cho thấy lập trường khác biệt giữa Bắc Kinh và Đài Bắc về vấn đề Đài Loan.
Sự việc xảy ra khi trong tháng 4.2016. Malaysia bắt giữ 52 người Đài Loan bị cáo buộc tham gia vào các hoạt động lừa đảo. Một trong số này phải bị trục xuất khỏi Malaysia.
Ngay lập tức Bắc Kinh đã can thiệp đòi Kuala Lumpur phải trục xuất số người Đài Loan về Trung Quốc, với lý do là đối tượng vụ án xảy ra ở Hoa lục.
Tuy nhiên, ngày 15.4, cơ quan ngoại giao Đài Loan cho hay, Malaysia đã quyết định vẫn trao trả những người người Đài Loan nói trên cho chính quyền Đài Bắc và sẽ tiếp tục đàm phán để Malaysia trục xuất những người còn lại về Đài Loan.
Một vụ việc tương tự đã diễn ra trong tuần, chính quyền Kenya quyết định trao trả 45 người Đài Loan, cũng tham gia vào một vụ lừa đảo trên mạng, cho chính quyền Bắc Kinh.
Ngay lập tức Đài Bắc đã phản đối và coi đó là hành động "bắt cóc" công dân của họ.
Đài Bắc tố cáo tư pháp Kenya đã "hợp tác bất hợp pháp" với chính quyền Bắc Kinh trong vụ trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc.
Ngày 15.4, báo chí Trung Quốc đồng loạt đưa bài và hình ảnh, một cách có dụng ý, những nghi phạm người Đài Loan bị Kenya trục xuất về Trung Quốc.
Với Đài Loan, hành động trục xuất người Đài Loan về Trung Quốc là vi phạm thô bạo chủ quyền đối với công dân.
Trong khi đó, Bắc Kinh lại coi đây là một thắng lợi trong việc khẳng định lập trường chỉ có một nước Trung Quốc duy nhất và Đài Loan chỉ là một tỉnh của Trung Quốc.
Quan hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan được cải thiện dưới thời chính quyền của cựu lãnh đạo Mã Anh Cửu thuộc Quốc dân Đảng.
Nhưng từ khi bà Thái Anh Văn, thuộc đảng Dân Tiến, một người có xu hướng ủng hộ Đài Loan độc lập, lên nắm quyền hồi tháng 1.2016, Bắc Kinh muốn tỏ ra cứng rắn trên lập trường về vấn đề Đài Loan.