Trái Đất sẽ trở thành 'hành tinh lạ' với con người?

Hoàng Dung |

Các nhà nghiên cứu từ Đại học McGill của Canada đã lập mô hình khí hậu trong tương lai dự đoán rằng trong tình huống xấu nhất Trái Đất sẽ trở nên vô cùng xa lạ với con người.

Trái Đất sẽ trở thành hành tinh lạ với con người? - Ảnh 1.

Trong một bài hát của ban nhạc pop người Anh Busted nói rằng sẽ Trái Đất "không có nhiều thay đổi" vào năm 3000, "nhưng con người sẽ sống dưới nước". Tuy nhiên, những dự đoán mới về khí hậu vẽ ra một tương lai tồi tệ hơn.

Đến năm 2500, nếu lượng khí thải carbon dioxide tiếp tục tăng, vùng Amazon sẽ trở nên cằn cỗi, vùng nhiệt đới Trung Tây Hoa Kỳ và Ấn Độ quá nóng, khó có thể sinh sống. Đây là cảnh báo u ám về Trái Đất của một nhóm nghiên cứu từ Đại học McGill của Canada. Họ đã lập ra mô hình khí hậu trong tương lai theo ba kịch bản giảm thiểu khí nhà kính.

Họ minh họa các tình huống xấu nhất, các bản phác thảo về cuộc sống vào năm 2500, con người Trái Đất trong tương lai có thể trở thành 'người ngoài hành tinh' như thế nào.

Trái Đất sẽ trở thành hành tinh lạ với con người? - Ảnh 3.

Hình ảnh khu vực sông Amazon thay đổi theo thời gian


Nghiên cứu do nhà khoa học xã hội môi trường Christopher Lyon của Đại học McGill ở Montreal và các đồng nghiệp của ông thực hiện.

Tiến sĩ Christopher Lyon cho biết: "Chúng ta cần phải hình dung ra Trái Đất mà con cháu chúng ta có thể phải đối mặt, và chúng ta có thể làm gì bây giờ để biến nó trở nên tốt hơn hoặc vẫn có thể sống được. Nếu lượng khí thải tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới sẽ thay đổi đáng kể".

Các mô hình của các nhà nghiên cứu cho thấy trong các kịch bản giảm thiểu khí nhà kính ở mức thấp và trung bình, không đáp ứng được mục tiêu giữ cho sự nóng lên toàn cầu dưới 2 độC.

Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ những nơi có lịch sử lâu đời về sự phong phú về văn hóa và hệ sinh thái, như lưu vực sông Amazon, sẽ trở nên cằn cỗi. Đồng thời, diện tích thích hợp để trồng nhiều loại cây trồng cũng sẽ giảm dần.

Trái Đất sẽ trở thành hành tinh lạ với con người? - Ảnh 5.

Trong khi đó, các khu vực tập trung đông dân cư như Ấn Độ sẽ phải đối mặt với áp lực nắng nóng cực độ. Nhiệt độ cao đến mức các khu vực này sẽ không còn thích hợp cho con người sinh sống nếu không có sự hỗ trợ của các thiết bị bảo vệ cá nhân đặc biệt.

Tuy nhiên, ngay cả trong các kịch bản giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cao, nhóm báo cáo rằng họ mong đợi mực nước biển sẽ tiếp tục tăng do sản phẩm của việc mở rộng và trộn lẫn nước trong các đại dương ấm lên.

Tiến sĩ Christopher Lyon cho biết: “Những dự báo này chỉ ra mức độ tiềm tàng của biến động khí hậu trên quy mô thời gian dài hơn và cần thêm những đánh giá của nhiều người khác".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại