Trái Đất sẽ như thế nào nếu không có gió?

Hải Nguyễn |

Chuyện gì xảy ra khi Trái Đất không có gió, hay nói cách khác là gió ngừng thổi?

Tại sao lại có gió?


Gió sinh ra từ đâu?

Gió sinh ra từ đâu?

Gió là một hiện tượng tự nhiên được hình thành do sự chuyển động của không khí, lưu chuyển không khí từ nơi có khí áp cao về nơi khí áp thấp.

Do tính chất bề mặt của Trái Đất khác nhau, nên khi Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất, bức xạ của nó trên các vùng của Trái Đất là luôn luôn không cân bằng: Chỉ chiếu được một nửa Trái Đất và vùng gần Xích đạo luôn nhận được nhiều hơn 2 cực.

Chính sự chênh lệch về bức xạ này khiến nhiệt độ không khí của các vùng trên Trái Đất khác nhau, áp suất khác nhau.


Cơ chế hình thành gió.

Cơ chế hình thành gió.

Ở những nơi có nền nhiệt cao, không khí phình ra, mật độ không khí bị thu hẹp, khí áp thấp; còn ở những vùng nhiệt độ thấp, không khí co lại, mật độ không khí dầy đặc, khí áp tăng cao.

Sự chênh lệch về bức xạ này khiến nhiệt độ không khí của các vùng trên Trái đất khác nhau, tức áp suất của từng vùng khác nhau và tạo ra sự lưu chuyển không khí.

Do khí áp giữa hai vùng chênh lệch nhau nên đã tạo ra sự lưu thông không khí từ nơi có khí áp cao đến nơi có khí áp thấp.

Nếu sự chênh lệch này càng lớn, thì luồng không khí di chuyển càng “hăng”, gió thổi càng mạnh. Khi gió thổi yếu có nghĩa là sự chênh lệch khí áp không đáng kể và khi “trời yên bể lặng” thì tức là khi đó khí áp giữa 2 vùng là “ngang tài ngang sức”.

Bên cạnh đó, sự khác nhau về nhiệt dung của đất và nước cũng là nguyên nhân gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ và áp suất.

Đối với khu vực duyên hải, ban ngày, nhiệt độ mặt đất cao hơn, khí áp thấp hơn so với mặt nước nên thường có gió thổi từ biển hoặc sông vào đất liền.

Ban đêm, đất liền tản nhiệt nhanh hơn vùng biển, sự phân bố nhiệt độ không khí và khí áp ngược hẳn so với ban ngày, nên gió lại thổi ngược từ đất liền ra ngoài biển. Đây chính là nguyên nhân tại sao vùng duyên hải thường xuất hiện gió ở thềm lục địa.

Đối với khu vực vùng núi, ban ngày trời nắng, không khí trong khe núi nở phình ra, khí áp cao, tập trung chủ yếu ở phía trên do ảnh hưởng bởi nhiệt, vì thế gió từ trong khe núi thổi lên đỉnh núi; nhưng vào ban đêm thì ngược lại, gió từ trên núi thổi xuống khe núi.


Gió phân bố theo từng khu vực khí hậu.

Gió phân bố theo từng khu vực khí hậu.

Ngoài ra, trục Trái Đất nghiêng một góc so với quỷ đạo quay quanh Mặt trời cũng là yếu tố tạo thành các dòng không khí theo mùa.

Do ảnh hưởng của hiệu ứng Coriolis, được tạo thành do sự tự quay quanh trục của Trái Đất, nên sự lưu chuyển của không khí từ vùng áp cao vào vùng áp thấp không chuyển động thẳng mà tạo thành các cơn gió xoáy, có chiều quay là khác nhau ở vùng Bắc bán cầu và Nam bán cầu.

Trên Địa Cầu có ba loại gió chính là: gió Tín Phong, gió Tây Ôn Đới, gió Đông Cực. Do sự vận động tự quay của Trái Đất, gió Tín Phong và gió Tây Ôn Đới không thổi thẳng theo hướng kinh tuyến mà hơi lệch về phía tay phải ở nửa cầu Bắc và về phía tay trái ở nửa cầu Nam theo lực Coriolit.

Gió có nhiều cường độ khác nhau, từ mạnh đến yếu. Nó có thể có vận tốc từ trên 1 km/h cho đến gió trong tâm các cơn bão có vận tốc khoảng 300 km/h.

Ý nghĩa của gió

Gió có ý nghĩa quyết định đến khí hậu, thời tiết cho từng khu vực. Nếu gió thổi từ miền Nam, sẽ mang lại không khí nóng và nhiệt độ cao tới khu vực. Ngược lại, nếu gió thổi từ miền Bắc, sẽ mang đến luồng không khí lạnh, gây ra những đợt rét.


Gió làm quay cối xay gió.

Gió làm quay cối xay gió.

Khi hướng gió biến đổi thì lượng hơi ẩm trong không khí cũng biến đổi theo. Nếu gió thổi từ biển, nó sẽ mang lại không khí ẩm vào đất liền. Trong khi, nếu gió thổi từ đất liền, nó sẽ khiến không khí trở nên khô ráo.

Trong đời sống, gió có rất nhiều tác dụng: giúp điều hòa không khí, thụ phấn hóa... có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải và ngành công nghiệp năng lượng.


Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải biển.

Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải biển.

Tuy nhiên, tác hại của gió cũng vô cùng to lớn. Gió từ cấp 7 trở lên sẽ gây cản trở giao thông. Biển động, gây nguy hiểm cho tàu thuyền; gió từ cấp 9 trở lên có thể làm đổ cây cối, khiến tốc mái nhà.

Nếu gió từ cấp 12 trở lên sẽ gây nên sóng biển ngập trời, sức phá hoại cực kỳ lớn, có thể gây chết người, đánh đắm tàu thuyền có trọng tải lớn.


Gió to gây cản trở giao thông.

Gió to gây cản trở giao thông.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có gió?

Chuck Dosewell, một nhà nghiên cứu khí tượng học cho biết:

Điều này hoàn toàn không thể xảy ra, tuy nhiên, chúng ta cũng thử tưởng tượng Trái Đất và con người sẽ như thế nào nếu không có gió?

Nếu gió ngưng thổi, mật độ phân bố nhiệt sẽ không đồng đều sẽ dẫn đến Trái Đất sẽ phải hứng chịu một sự khác biệt lớn về nhiệt độ giữa 2 cực và vùng xích đạo cũng như giữa biển và đất liền.

Một kịch bản khác sẽ xảy đến với con người trên Trái Đất: những khu vực lạnh sẽ trở nên cực lạnh, khu vực nóng sẽ trở nên cực kỳ nóng. Điều đó đồng nghĩa với việc không có sự sống trên Trái Đất.

Matt Harbowy, nhà hóa học ở trường Đại học Cornell (Mỹ) cho biết trên Quora rằng: Ảnh hưởng chủ yếu của việc không có gió sẽ là hoặc không có khí quyển, hoặc không có sự chênh lệch áp suất.


Trái Đất sẽ trở nên như thế này chăng?

Trái Đất sẽ trở nên như thế này chăng?

Khi đó, Mặt Trời sẽ lạnh như băng, và hành tinh của chúng ta sẽ bị đóng băng. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc không có không khí bởi nó cũng bị… đóng băng.

Và khi đó, ngành công nghiệp năng lượng có lẽ cũng "tắt điện" trong việc sản xuất điện từ gió. Đây đúng là một thảm cảnh không hề sáng sủa cho Trái Đất và con người nếu không có gió!

Gió là luồng không khí chuyển động trên quy mô lớn. Trên bề mặt của Trái đất, gió bao gồm một khối lớn không khí chuyển động.

Trong không gian vũ trụ, gió mặt trời là sự chuyển động của các chất khí hoặc các hạt tích điện từ mặt trời vào không gian, trong khi gió hành tinh là sự thoát khí của nguyên tố hóa học nhẹ chuyển từ bầu khí quyển của một hành tinh vào không gian.

(Wikipedia)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại