Trái đất hứng chịu cơn bão địa từ thứ năm trong tháng

Hoàng Trang |

Cơn bão địa từ thứ năm trong tháng 9 đã xảy ra vào chiều 26/9 và kéo dài vài tiếng ở cấp độ yếu.

Trái đất hứng chịu cơn bão địa từ thứ năm trong tháng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Pixabay

Ngay trước đó hai ngày, theo các nhà khoa học tại Cơ quan Đại dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA), một vụ bùng nổ bức xạ Mặt trời (CME) đã tràn xuống vùng từ trường của Trái đất và gây hiện tượng cực quang đỏ hiếm gặp.

Bão địa từ có thể gây sự cố về truyền tải điện, gián đoạn dịch vụ định vị cùng hoạt động liên lạc của vệ tinh và tàu vũ trụ. Nhưng nó cũng tạo ra ánh sánh cực quang tuyệt đẹp ở phương Nam, với các sắc thái xanh lục, tím và thậm chí là đỏ.

Khi CME tiếp xúc với Trái đất và từ quyển, hậu quả còn tùy thuộc vào nguồn năng lượng khi va chạm cùng với góc tác động đến Trái đất.

Một sự cố bão Mặt trời lớn từng tấn công hành tinh của chúng ta vào năm 1859, khi con người sở hữu rất ít thiết bị điện tử.

Cơn bão địa từ xảy ra ngày 1 - 2/9/1859 được gọi là “Sự kiện Carrington”. Đây là sự cố bão địa từ lớn nhất từng được ghi nhận. Cơn bão dữ dội đến mức nó tạo ra cực quang cực kỳ sáng và sống động trên khắp hành tinh.

Người dân ở California của Mỹ cứ nghĩ rằng Mặt trời mọc sớm. Người dân ở vùng Đông Bắc quốc gia này có thể đọc báo vào ban đêm nhờ cực quang sáng rực rỡ. Trong khi những người ở xa về phía Nam như Hawaii và miền Trung Mexico cũng quan sát thấy cực quang trên bầu trời.

Sự kiện đã làm hư hỏng nghiêm trọng đường dây điện và thông tin liên lạc hạn chế tại thời điểm đó. Hệ thống điện báo trên toàn thế giới bị hỏng. Một số nhà khai thác điện báo cho biết họ đã bị điện giật vì bão địa từ.

(Theo Hindu Times)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại