Trái Đất đã rung lên do "sóng địa chấn lạ" suốt 20 phút, giới khoa học chưa thể giải thích

Cẩm Mai |

Vào ngày 11/11, hiện tượng địa chất kỳ lạ đã xảy ra khiến các nhà khoa học ngỡ ngàng.

Vào ngày 11/11 vừa qua, dụng cụ khoa học ghi nhận được sóng địa chấn lạ ở ngoài khơi cách bờ biển một hòn đảo của Pháp 240km, nằm giữa châu Phi và Madagascar. Điểm đáng nói, sóng địa chấn lạ này không phải do động đất. Các nhà khoa học không biết chuyện gì đã xảy ra.

Có phải sóng địa chấn lạ do tác động thiên thạch? Một ngọn núi lửa ngầm? Thử nghiệm hạt nhân bí mật? Hay người ngoài hành tinh?

Không ai trả lời được các câu hỏi trên.

Những cơn sóng lạ do dụng cụ địa chấn thu thập được bắt nguồn từ bờ biển đảo Mayotte của Pháp. Ngay sau đó, các cảm biến địa chấn nằm ở Zambia, Kenya và Ethiopia cũng nhận được tín hiệu tương tự.

Thực tế là cảm biến địa chấn ghi nhận hoạt động địa chấn ở Zambia, Kenya và Ethiopia mới đầu không có vẻ kỳ lạ.

Trái Đất đã rung lên do sóng địa chấn lạ suốt 20 phút, giới khoa học chưa thể giải thích - Ảnh 1.

Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, sóng địa chấn vươn và đã ghi nhận được ở Chile, New Zealand, Canada, thậm chí đến tận Hawaii – cách xa khoảng 176.000km.

Kỳ lạ hơn nữa, hiện tượng bí ẩn khiến hành tinh của chúng ta "rung lên" liên tục như thế trong khoảng 20 phút. 

Các chuyên gia địa chấn hoàn toàn không ngờ tới chuyện kỳ lạ này.

Ông Göran Ekström - một nhà địa chấn học thuộc trường Đại học Colombia giải thích rằng trong khi hành tinh của chúng ta rung lên, thì sóng địa chấn lạ vẫn duy trì ở một tần số thấp và lan rộng không biến đổi.

Khi động đất xảy ra, thường sẽ thấy vết nứt đột ngột do vỏ Trái Đất căng ra, Các nhà khoa học sẽ nhận thấy các xung sóng địa chấn phát ra từ nơi xảy ra động đất. Họ thường thu thập một số tín hiệu sóng địa chấn.

Đầu tiên, những đợt sóng được gọi là sóng cơ bản hoặc sóng P là loại sóng địa chấn nhanh nhất. Loại tín hiệu đầu tiên này đến trạm địa chấn. Nhờ đó mà các nhà khoa học biết về cường độ của trận động đất. Sóng P di chuyển qua đá rắn và chất lỏng.

Sau khi sóng P, các nhà khoa học thường thấy 'sóng thứ cấp'. Sóng thứ cấp do các phân tử di chuyển lên xuống. Các nhà địa chấn thấy sóng thứ cấp di chuyển nhanh thứ nhì.

Sau đó, các nhà khoa học xác định sóng bề mặt. Loại sóng này chỉ di chuyển qua lớp vỏ Trái đất. Sóng bề mặt có tần số thấp hơn sóng bên trong và có thể dễ dàng phân biệt trên bản đồ địa chấn. Sóng bề mặt gây ra thiệt hại và sự hủy diệt của động đất.

Điều kỳ lạ nhất về hiện tượng diễn ra vào ngày 11/11 là không phát hiện thấy sóng cơ bản hay sóng thứ cấp.

Các nhà khoa học chỉ ghi nhận được sóng bề mặt sâu, cộng hưởng. Kỳ lạ hơn, sóng bề mặt không gây tiếng ồn như sóng bề mặt động đất, thay vào đó, các nhà khoa học ghi nhận thấy tần số trong veo như tiếng nhạc.

Nguồn bài và ảnh: Ancient Code

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại