Tổng thống Trump rạn nứt quan hệ với đồng minh châu Âu như thế nào

Thùy Dương |

Tuần vừa qua chứng kiến mối quan hệ sóng gió giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và đồng minh châu Âu khi ông Trump dự sự kiện kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ nhất ở Paris. Phải chăng đó là dấu hiệu báo hiệu mâu thuẫn ngày càng nặng nề giữa Mỹ và đồng minh châu Âu?

Chỉ trích Tổng thống Pháp

Tổng thống Trump đã lên Twitter mỉa mai người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron, công kích ông Macron về vấn đề chủ nghĩa dân tộc, kế hoạch lập một quân đội châu Âu và tỷ lệ ủng hộ đối với nhà lãnh đạo Pháp.

Tổng thống Trump rạn nứt quan hệ với đồng minh châu Âu như thế nào  - Ảnh 1.

Tổng thống Trump chỉ trích người đồng cấp Pháp trên Twitter. Ảnh: AP

Sau khi ông Macron kêu gọi thành lập quân đội châu Âu, ông Trump cho rằng ý tưởng này rất “xúc phạm” và viết: “Ông Emmanuel Macron đề xuất thành lập quân đội riêng để bảo vệ châu Âu trước Mỹ, Trung Quốc và Nga. Nhưng đó chính là Đức trong Thế chiến thứ nhất và hai. Điều đó phù hợp với Pháp thế nào? Họ bắt đầu học tiếng Đức ở Paris trước khi người Mỹ tới”.

Sau đó, ông Trump đã tung thêm nhiều đoạn tweet: “Pháp sản xuất rượu vang tuyệt vời, nhưng Mỹ cũng vậy. Vấn đề là Pháp khiến Mỹ rất khó khăn khi bán rượu vang ở Pháp và áp thuế cao, trong khi đó Mỹ tạo điều kiện dễ dàng cho rượu vang Pháp và thuế rất thấp. Không công bằng, phải thay đổi”.

Tiếp đó, ông Trump còn bàn về tỷ lệ ủng hộ của Tổng thống Pháp: “Vấn đề là ông Emmanuel có tỷ lệ ủng hộ rất thấp ở Pháp, 26%, và tỷ lệ thất nghiệp gần 10%. Ông ấy chỉ đang cố gắng chuyển sang một chủ đề khác. Dù sao thì cũng không có quốc gia nào theo chủ nghĩa dân tộc hơn Pháp”.

Đáp lại những chỉ trích của Tổng thống Trump trên mạng xã hội, Tổng thống Macron nói: “Tôi không làm chính sách hay ngoại giao bằng tweet”.

Trong cuộc phỏng vấn với mạng truyền hình Pháp TF1 trên tàu sân bay Charles de Gaulle, ông Macron bình luận về quan hệ Mỹ-Pháp: “Tại từng thời điểm quan trọng trong lịch sử, chúng ta đã là đồng minh và giữa đồng minh với nhau phải có sự tôn trọng.

Tôi không muốn nghe những điều còn lại”. Ông Macron còn khẳng định Mỹ là đồng minh lịch sử của Pháp nhưng Pháp không phải chư hầu.

Chỉ trích các nước NATO vì thâm hụt thương mại

Tổng thống Trump đã nhắc lại điệp khúc cũ rằng Mỹ bị đối xử không công bằng trong NATO trong khi vẫn thâm hụt hương mại với các nước NATO. Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi trả phần lớn tiền để bảo vệ cho các nước khác, hàng trăm tỷ USD, chỉ để có đặc ân tuyệt vời là mất hàng trăm tỷ USD trong thâm hụt thương mại với những nước đó”.

Tổng thống Trump rạn nứt quan hệ với đồng minh châu Âu như thế nào  - Ảnh 2.

Tổng thống Trump (phải) và Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) ngày 11/7. Ảnh: AP


Theo Business Insider, Tổng thống Trump hay chỉ trích tình trạng thâm hụt với mọi quốc gia, mặc dù con số thâm hụt thường chỉ cho thấy Mỹ có nên kinh tế mạnh hơn nên có thể có nhiều tiền hơn để mua nhiều hàng hóa từ một quốc gia nào đó so với số tiền quốc gia đó bỏ ra để mua hàng từ Mỹ.

Dù vậy, ông Trump khẳng định tình hình này không thể tiếp tục, cả mối quan hệ quân sự và thương mại với một số đồng minh thân cận nhất của Mỹ.

Tới nay, Mỹ chi tiền nhiều nhất trong NATO, cả ngân sách quốc phòng riêng và ngân sách cho các chương trình nhằm tăng mức độ sẵn sàng và năng lực cho đồng minh châu Âu.

Năm 2014, NATO nhất trí nâng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội vào năm 2024. Tới nay, chỉ 5 nước thực hiện được cam kết trên.

Theo một số nhà bình luận, những lời chỉ trích các thành viên NATO của ông Trump dường như có hàm ý muốn rút Mỹ khỏi NATO.

Cảnh báo Đức

Đức lần này trở thành mục tiêu đặc biệt của Tổng thống Trump khi bị ông này nói rằng “bị Nga kiểm soát hoàn toàn” trong các thỏa thuận năng lượng giữa hai quốc gia.

Ông Trump nói: “Họ sẽ nhận từ 60 đến 70% năng lượng từ Nga và một đường ống dẫn mới. Bạn hỏi tôi rằng có phù hợp không thì tôi cho rằng không, và tôi nghĩ đó là một điều rất tệ cho NATO. Tôi cho rằng điều đó không nên xảy ra. Tôi cho rằng chúng tôi phải nói chuyện với Đức về vấn đề này”.

Ông Trump cũng chỉ trích Đức vì đã chi tổng sản phẩm quốc nội cho nhu cầu quân sự ít hơn Mỹ.

Quan hệ ngày càng rạn nứt

Ngay cả trước chuyến thăm Paris của Tổng thống Trump, mối quan hệ giữa Mỹ và đồng minh châu Âu đã căng thẳng. Tổng thống Trump liên tục hoài nghi về tính cần thiết của NATO và khăng khăng muốn các nước khác phải bỏ 2% GDP cho quốc phòng tới năm 2024.

Bình luận của Tổng thống Trump khiến một số đồng minh châu Âu không hài lòng. Họ luôn bác bỏ khẳng định của ông Trump rằng Mỹ gánh vác phần lớn trách nhiệm an ninh.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 15/11 cảnh báo: Mối quan hệ giữa châu Âu và Bắc Mỹ đang căng thẳng và không có gì đảm bảo Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương sẽ sống sót.

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk nhận xét: “Mỹ không có và sẽ không có một đồng minh nào tốt hơn châu Âu. Hiện nay, châu Âu chi tiền cho quốc phòng nhiều hơn nhiều lần so với Nga và tương tự như Trung Quốc”.

Link bài gốc tại đây.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại