Tổng thống Séc kêu gọi Ukraine chấp nhận “mất” Bán đảo Crimea

Trí Đức |

Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman, trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Barrandov tuyên bố, Ukraine và cộng đồng thế giới nên chấp nhận thực tế rằng Bán đảo Crimea một lần nữa trở thành một phần của Nga.

Ông Milos Zeman nói: "Bán đảo Crimea là một phần của Nga. Đây là sự thật. Ukraine và một bộ phận các nước của cộng đồng quốc tế, những người không đồng ý với điều này nên chấp nhận thực tế".

Tổng thống Séc cũng cho rằng các lệnh trừng phạt chống Nga không ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị của Nga, và nói rằng quan điểm của Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về các biện pháp hạn chế đối với Moscow cũng đã thay đổi.

"Rõ ràng, họ hiểu rằng các lệnh trừng phạt không ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị Nga nên quan điểm của họ đã có những thay đổi lớn. Nếu những biện pháp trừng phạt này không có hiệu quả, thì có lẽ nên dỡ bỏ nó", Tổng thống Zeman nói.

Tổng thống Séc kêu gọi Ukraine chấp nhận “mất” Bán đảo Crimea - Ảnh 1.

Tổng thống Séc Milos Zeman

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/6 đã gia hạn thêm 6 tháng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine.

Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn của Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk viết: "Các biện pháp trừng phạt đối với Nga đã được nhất trí gia hạn thêm 6 tháng do các thỏa thuận Minsk không được thực thi".

Tuyên bố của Hội đồng châu Âu nêu rõ: “Ngày 20/6/2019, Hội đồng quyết định kéo dài các biện pháp hạn chế đã được đưa ra tới ngày 23/6/2020 nhằm đáp trả sự sáp nhập bất hợp pháp của Nga đối với Crimea và Sevastopol”.

Các biện pháp trừng phạt trên nhằm vào toàn bộ các lĩnh vực kinh tế của Nga, bao gồm các doanh nghiệp dầu mỏ quan trọng. Thỏa thuận hòa bình Minsk do EU làm trung gian, được Moscow và Kiev đạt được vào cuối năm 2014 và được chỉnh sửa vào đầu năm 2015, song thỏa thuận này thường xuyên bị vi phạm.

Moscow đã nhiều lần nhấn mạnh, sự sáp nhập trên được thực hiện thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, phù hợp với khuôn khổ pháp lý quốc tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại