Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại

La Lan |

"Có quá nhiều cảnh chuyển động trên sông nước, rất khó, chúng tôi chưa luyện tập được nhiều nhưng hôm nay mọi thứ diễn ra gần như hoàn hảo. Tôi hạnh phúc thực sự...", tổng đạo diễn Lê Hải Yến nói.

Tối 31/5, chương trình nghệ thuật Dòng sông kể chuyện mùa 2 với chủ đề Chuyến tàu huyền thoại nằm trong sự kiện khai mạc Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 đã diễn ra thành công tại khu Nhà Rồng Khánh Hội - Cảng Sài Gòn.

Chuyến tàu huyền thoại là vở đại nhạc kịch do đạo diễn Lê Hải Yến viết kịch bản và làm tổng đạo diễn. Chuyến tàu huyền thoại được kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật như hát, nhảy, múa, diễn xuất… cùng các thủ pháp sân khấu hiện đại, tối tân, tái hiện và tôn vinh lịch sử hào hùng của sông Sài Gòn, của đất nước thông qua câu chuyện về những chuyến tàu.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 1.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 2.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 3.
Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 4.

Hình ảnh tron vở đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại.

Câu chuyện Chuyến tàu huyền thoại được bắt đầu từ lời kể của 2 nhân vật ông (NSƯT Mạnh Dung đảm trách) và cháu trai (bé Gia Huy đóng), thể hiện sự tiếp nối các thế hệ. Dưới ánh trăng, hai ông cháu đi dạo trên cây cầu. Cháu bé quay sang hỏi người ông những câu hỏi về dòng sông và những chuyến tàu. Bằng cách trả lời những câu hỏi, người ông đã kể và dẫn dắt người cháu cùng khán giả bước vào từng câu chuyện của những chuyến tàu đã đi vào lịch sử và trở thành huyền thoại của dân tộc.

Vở đại nhạc kịch gồm 5 chương: Hạ thủy, Cập bến, Ra khơi, Dậy sóng, Vươn xa… Toàn bộ các chương được kết cấu là một câu chuyện hoàn chỉnh như một bộ phim điện ảnh có chiều dài từ quá khứ đến hiện tại. Qua Chuyến tàu huyền thoại, người xem không chỉ thấy được Tp Hồ Chí Minh đã có thời kỳ lịch sử huy hoàng mà ngày hôm còn vươn cao, vươn xa hơn nữa với những thành tựu kinh tế đáng tự hào.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 5.

Cảnh cháy nổ trên sông.

Để thực hiện một vở đại kịch hoành tránh như Chuyến tàu huyền thoại, tổng đạo diễn Lê Hải Yến và ekip "anh tài" của cô là đạo diễn sân khấu Phạm Hoàng Nam, giám đốc âm nhạc Đức Trí, tổng biên đạo Tấn Lộc đã phải giải "bài toán khó" là đưa nhạc kịch ra không gian rộng lớn theo kiểu lễ hội.

Thủ pháp sân khấu kể cả ước lệ và công nghệ đều được ekip sử dụng triệt để, tối đa để khán giả có thể nhận thấy, cảm thấy từ mọi góc nhìn. Sân khấu rộng lớn cả ngàn m2 diễn ra trên bến cảng, bối cảnh chuyển động liên tục với những đạo cụ không chỉ lớn về kích thước như những con tàu như tàu thật, những container như thật, các loại máy móc mô phỏng máy đóng tàu… khiến người xem choáng ngợp.

Đặc biệt, phần tái hiện chiến công đánh chìm tàu địch của các chiến sĩ đặc công rừng Sác là màn trình diễn ngoạn mục đối với một show diễn nghệ thuật. Các đạo diễn đã thực hiện cảnh "đánh chìm" một con tàu (mô hình) trên sông bằng hiệu ứng cháy nổ thật. Sau hiệu ứng cháy nổ, trên mặt sông Sài Gòn là hình ảnh một con tàu đã bị đánh chìm một nửa và bốc cháy. Khán giả đã rất sửng sốt và vỗ tay không ngừng cho phần trình diễn này đồng thời tự hào hơn về sự anh dũng, mưu trí của các chiến sĩ trong chiến đấu.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 6.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến.

Sau khi chương trình kết thúc với những lời khen ngợi từ khán giả, tổng đạo diễn Lê Hải Yến đã có những chia sẻ đầy xúc động.

"Chúng tôi đã gặp quá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện và trước khi chương trình diễn ra, trời mưa to gió lớn. Với đại kịch bản quá nhiều chương, màn, cảnh, chúng tôi nỗ lực thực hiện mọi thứ trong sự tính toán cực kỳ khoa học. Và quả thực là những ngày qua chúng tôi đã làm việc với 500% sức lực.

Thật tuyệt vời là hôm nay chúng tôi đã được ủng hộ bởi các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Hôm nay, mọi người đều tập trung, diễn viên diễn rất tốt và đặc biệt chúng tôi thực hiện những màn kỹ thuật cháy nổ thành công mà trong quá trình tập luyện chúng tôi chưa có điều kiện làm.

Màn cháy nổ trên sông quá nhiều rủi ro và thách thức, hơn nữa, đó lại là cảnh chuyển động. Có quá nhiều cảnh chuyển động trên sông nước, rất khó, chúng tôi chưa luyện tập được nhiều nhưng hôm nay mọi thứ diễn ra gần như hoàn hảo.

Tôi hạnh phúc thực sự, vỡ òa vì một ước mơ tôi ấp ủ rất lâu đã trở thành hiện thực. Tôi mơ được kể về những nhân vật lịch sử vĩ đại. Tôi rất yêu và ngưỡng mộ những câu chuyện về Bác. Tôi muốn kể những câu chuyện đó đầy cảm xúc, truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ để họ cũng yêu lịch sử như là mình đã yêu, đã ngấm vào trong máu. Tôi đã dành thời gian cả năm trời nghiên cứu lịch sử, viết kịch bản, tìm kiếm những thủ pháp, cách thức để kể câu chuyện đủ hấp dẫn vì đây là đề tài khó.

Tổng đạo diễn Lê Hải Yến xúc động, nói về màn cháy nổ trên sông của đại nhạc kịch Chuyến tàu huyền thoại - Ảnh 7.

Hải Yến và ekip sau chương trình.

Tôi vô cùng biết ơn những đồng nghiệp đã đồng hành, dành tâm huyết thời gian quý báu của mình làm ngày làm đêm giúp tôi thực hiện giấc mơ này. Biết ơn họ cũng đã yêu giấc mơ này như giấc mơ của chính họ bởi đó là câu chuyện của chúng ta. Nó không còn là câu chuyện của TP.HCM, không còn là câu chuyện của dòng sông Sài Gòn, mà đó là câu chuyện của cả dân tộc, chúng ta tự hào vì ở nơi đây đã có rất nhiều những dấu mốc lịch sử lớn đã diễn ra.

Tôi cảm ơn khán giả TP.HCM, khán giả rất tuyệt vời, tôi cảm nhận được năng lượng của mọi người khi từng màn diễn diễn ra".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại