Với dân số đông nhất tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Dubai đã có tòa nhà cao nhất thế giới, Burj Khalifa, cao 828 mét. Giờ đây, thành phố này tiếp tục được ghi nhận khi là nơi có tòa nhà in 3D lớn nhất thế giới. Đặc biệt hơn nữa khi công trình kiến trúc này sẽ được sử dụng cho mục đích làm văn phòng hành chính của thành phố.
Những bức ảnh dưới đây cho thấy việc xây dựng cấu trúc sáng tạo này được kết hợp với nhau như thế nào.
Toàn bộ phần cốt của công trình được in 3D.
Trông nó khác xa so với các công trình được xây bằng vật liệu truyền thống như bê tông hay gạch đá.
Công ty Apis Cor của Mỹ đã xây dựng nên cấu trúc này chỉ bằng một máy in 3D, thứ được di chuyển xung quanh bằng cần cẩu.
Tòa nhà hai tầng này sẽ được sử dụng bởi chính quyền thành phố Dubai sau khi hoàn thiện.
Chỉ có ba công nhân, cộng với chiếc máy in, là đủ để xây dựng toàn bộ tòa nhà.
Tất nhiên, các trụ cột chính bên trong các bức tường in 3D vẫn được gia cố bằng vật liệu xây dựng truyền thống như thép cây và bê tông.
Các công nhân đang sử dụng cần cẩu để lắp đặt cửa sổ và mái nhà.
Các bức tường cao 9,5 mét và diện tích cấu trúc là 641 mét vuông, khiến nó trở thành tòa nhà in 3D lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới.
Không chỉ là tòa nhà in 3D lớn nhất thế giới, chính phủ Dubai còn nói rằng đây là cấu trúc hai tầng đầu tiên thuộc loại này.
Tòa nhà là một động thái hướng tới sự bền vững, sử dụng vật liệu địa phương và các biện pháp cách nhiệt hiệu quả để giảm tiêu thụ năng lượng.
Dubai có kế hoạch tiếp tục đổi mới trong lĩnh vực này. Dưới sự chỉ đạo của thủ tướng, thành phố có mục tiêu in 3D 25% tất cả các tòa nhà vào năm 2030.
Tham khảo Apis Cor, Business Insider