Mặc dù tổ hợp vũ khí laser có tiềm năng cao nhưng việc sử dụng nó trong thực tế bị hạn chế bởi một vài yếu tố. Vậy lý do tại sao Peresvet chưa được sử dụng để đẩy lùi các cuộc tấn công của máy bay không người lái cảm tử Ukraine?
Tổ hợp Peresvet được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ phòng không và phòng thủ tên lửa. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên việc "làm mù" khí tài trinh sát quang học (bao gồm cả vệ tinh) bằng chùm tia laser.
Rõ ràng tổ hợp này không thể bắn hạ mục tiêu một cách hoàn toàn do mật độ khí quyển dày đặc, tuy nhiên hiệu quả trong vài trường hợp cụ thể vẫn sẽ rất cao.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Peresvet là che chắn các vị trí phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Tổ hợp này được sử dụng để bảo vệ đối tượng có tầm quan trọng chiến lược khỏi máy bay trinh sát không người lái (UAV), từ đó cung cấp thêm mức độ an ninh.
Vì những lý do rõ ràng, Peresvet sẽ chỉ bảo vệ những đối tượng thiết yếu, và do vậy không thể nói đến việc sử dụng vũ khí này để đẩy lùi cuộc tấn công của máy bay không người lái thông thường do Ukraine phóng đi.
Theo giới chuyên gia, Peresvet nếu cần thiết vẫn có thể sử dụng thành công trong cuộc chiến chống lại UAV. Tuy nhiên hiệu quả của nó trực tiếp phụ thuộc vào điều kiện môi trường.
Khi thời tiết khô ráo và quang đãng, tổ hợp hoạt động lý tưởng, nhưng sương mù, mưa, tuyết và một vài điều kiện thời tiết bất lợi khác sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của chùm tia laser.
Một vấn đề khác là mức tiêu thụ năng lượng cao của tổ hợp. Peresvet cần một lượng điện đáng kể để hoạt động, điều này hạn chế việc sử dụng nó như một "thiết bị cầm tay".
Có một vài lý do khiến Peresvet không được sử dụng để đẩy lùi các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Thứ nhất, tổ hợp này được thiết kế chủ yếu để chống lại UAV cỡ lớn, chứ không phải để trực tiếp tấn công các đội hình quân sự.
Nhiệm vụ chính của nó là bảo vệ những cơ sở chiến lược khỏi mối đe dọa từ khí tài do thám và không tham gia vào hoạt động tác chiến chủ động. Rõ ràng chúng ta không nói về khả năng tiêu diệt máy bay không người lái, mà chỉ nói về việc giảm thiểu hiệu quả của việc sử dụng UAV mà thôi.
Thứ hai, điều kiện thời tiết bất lợi sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả của Peresvet. Trong chiến đấu thực tế, thời tiết có thể thay đổi nhanh chóng, điều này khiến cho việc sử dụng vũ khí laser trở nên khó dự đoán và kém tin cậy hơn.
Thứ ba, mức tiêu thụ năng lượng cao của Peresvet hạn chế khả năng di chuyển và khả năng triển khai nhanh chóng của nó. Để tổ hợp hoạt động hiệu quả, cần có nguồn điện mạnh mà chiến trường khó lòng đáp ứng
Thứ tư, hệ thống đòi hỏi một đài radar mạnh có khả năng phát hiện máy bay không người lái ở nhiều phạm vi khác nhau, tuy nhiên tổ hợp này có tầm quan trọng chiến lược và do vậy không thể sử dụng cho mục đích đã chỉ định.
Mặc dù vậy với sự tham gia của máy bay không người lái Mỹ trong hoạt động trinh sát gần bán đảo Crimea, Peresvet vẫn có thể chứng tỏ được mình trong tương lai.
Bất chấp những hạn chế hiện có, tổ hợp laser chiến đấu Peresvet có tiềm năng đáng kể. Công việc đang được tiến hành để cải thiện độ nhỏ gọn và tính cơ động, giúp nó trở nên linh hoạt và phù hợp để sử dụng trong nhiều điều kiện khác nhau.
Một giải pháp khả thi cho vấn đề tiêu thụ điện là phát triển các nguồn năng lượng và hệ thống lưu trữ hiệu quả hơn. Điều này sẽ mở rộng đáng kể khả năng sử dụng Peresvet trên chiến trường.
Ngoài ra nghiên cứu đang được xúc tiến nhằm nâng cao hiệu quả của tổ hợp trong điều kiện thời tiết bất lợi, có thể bao gồm việc phát triển các loại tia laser ít bị ảnh hưởng bởi khí quyển hơn.
Tổ hợp vũ khí laser DragonFire.