Tiếp nối series câu hỏi "gây lú" về Địa lý Việt Nam, đố bạn: Tỉnh thành nào có tên dài nhất nước ta?
Câu hỏi này tưởng dễ mà lại rất khó, không phải người nào cũng có thể đưa ra đáp án chính xác ngay. Ai cũng biết Việt Nam có 63 tỉnh thành, và tên mỗi tỉnh đa phần đều có 2 âm tiết. Không có bất kỳ tỉnh nào với tên gọi chỉ 1 âm tiết.
Quay trở lại câu hỏi trên, nhiều người sẽ nghĩ ra ngay tỉnh có tên dài nhất thì cũng phải gồm nhiều tiếng (chữ) nhất. Lúc này, có 2 đáp án hiện lên trong đầu là Bà Rịa - Vũng Tàu và Thừa Thiên Huế.
Bà Rịa - Vũng Tàu có tên gồm 4 từ và 12 chữ cái. Trong khi đó, Thừa Thiên Huế chỉ có 3 từ nhưng cũng chứa tới 12 chữ cái. Vậy lẽ nào đây là 2 tỉnh cùng giữ kỷ lục có tên dài nhất Việt Nam hiện nay?
Bà Rịa - Vũng Tàu có tên gồm 4 từ và 12 chữ cái
Thừa Thiên Huế chỉ có 3 từ nhưng cũng chứa tới 12 chữ cái trong tên gọi
Tuy nhiên, đáp án không phải là 2 tỉnh kể trên. Thực tế, Thành phố Hồ Chí Minh mới là tỉnh thành có tên dài nhất với 5 âm tiết và 17 chữ cái. Tên địa danh này phải luôn có 2 chữ "Thành phố" đi kèm phía trước thì mới chính xác, trong khi các thành phố khác như Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng… thì có thể đọc riêng.
Thành phố Hồ Chí Minh có tên dài nhất trong 63 tỉnh thành ở Việt Nam
Thành phố Hồ Chí Minh (tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất ở Việt Nam về dân số và quy mô đô thị hóa. Đây còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục ở nước ta, là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam cùng với thủ đô Hà Nội.
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, thành phố này hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện với tổng diện tích 2.061 km2. Được biết, Thành phố Hồ Chí Minh là tên gọi chính thức kể từ tháng 7/1976.
Landmark 81 - biểu tượng chọc trời mới của Thành phố Hồ Chí Minh, cũng là toà nhà cao nhất nước ta hiện nay
Nhà thờ Đức Bà cũng là một biểu tượng lâu đời của thành phố mang tên Bác
Hiện tại, đây vẫn được xem là thành phố lớn và nhộn nhịp nhất của cả nước
Nguồn: Wikipedia