Tính hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo thế nào?

chinhphu.vn |

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Ông Nguyễn Thành Giang (Cần Thơ) đang công tác tại trường cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hằng năm, các nhà giáo của trường được xét nâng mức hưởng phụ cấp thâm niên theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ theo 3 trường hợp:

(1) Nếu nhà giáo đủ điều kiện theo quy định (có mã số V.09.02.03; tham gia giảng dạy) thì được nâng mức hưởng thâm niên nhà giáo.

(2) Nếu nhà giáo không tham gia giảng dạy thì không được nâng mức hưởng thâm niên và mức hưởng thâm niên của các năm trước đó về 0%. Ví dụ năm 2022 mức hưởng 10%, năm 2023 không đủ theo quy định thì mức hưởng thâm niên nhà giáo 0%.

(3) Trường hợp nhà giáo không trực tiếp tham gia giảng dạy mà chỉ tham gia coi thi, giáo viên chủ nhiệm, giáo dục học sinh, sinh viên thì không được xét thâm niên nhà giáo.

Ông Giang hỏi, nội dung trường đang thực hiện có phù hợp với quy định về xét hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 1/8/2021 của Chính phủ. Theo đó, nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Từ năm thứ 6 trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Căn cứ chức năng quản lý nhà nước của các Bộ và cơ quan ngang Bộ, đề nghị ông Nguyễn Thành Giang có ý kiến với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn theo thẩm quyền.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại