Theo NASA, sau khi tàu thăm dò Probe Parker tới gần Mặt trời ở khoảng cách 15 triệu dặm tính từ bề mặt của ngôi sao này, với khoảng cách trên thì tàu thăm dò Probe Parker đã phá kỷ lục trước đó được thiết lập bởi Helios B vào năm 1976 và bị Parker phá vỡ vào ngày 29 tháng 10.
Với việc khám phá này có thể giúp các nhà khoa học tìm hiểu rõ hơn về nền nhiệt độ và bức xạ của Mặt trời trong môi trường đầy phức tạp.
Thomas Zurbuchen, phó giám đốc Cơ quan Khoa học của NASA có trụ sở chính tại Washington cho biết: "Tàu thăm dò Probe được thiết kế có khả năng tự bảo vệ mình trước sức nóng khủng khiếp của Mặt trời khi ở khoảng cách gần nhất. Và bây giờ chúng tôi biết nó đã thành công.
Parker thực sự là đỉnh cao của hơn sáu thập kỷ tiến bộ khoa học khi nó trở thành tàu thăm dò đầu tiên của nhân loại tới gần Mặt trời nhất. Điều này còn có ý nghĩa lớn trong việc nghiên cứu và khám phá không chỉ trên Trái đất mà còn giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết sâu rộng hơn về vũ trụ bao la".
Tàu thăm dò Probe Parker khám phá Mặt trời vẫn còn "sống" sau khi tiếp cận gần Mặt trời nhất lịch sử. Ảnh: NASA
Theo đó, sau khi phóng thành công tàu thăm dò này lên quỹ đạo của Mặt trời, các nhà điều hành sứ mệnh tại Phòng thí nghiệm Vật lý Ứng dụng của Đại học Johns Hopkins đã nhận được đèn hiệu trạng thái từ tàu vũ trụ lúc vào lúc 4:46 tối EST ngày 7 tháng 11 năm 2018.
Đèn hiệu cho biết trạng thái "A"- có nghĩa là tàu thăm dò Parker Solar Probe hoạt động tốt với tất cả các công cụ chạy và thu thập dữ liệu khoa học. Và nếu có bất kỳ vấn đề nhỏ nào, chúng sẽ được tàu vũ trụ giải quyết một cách tự động.
Các nhà khoa học cho biết, lần tiếp cận gần nhất của nó vào ngày 5 tháng 11, được gọi là điểm cận nhật. Theo đó, tàu thăm dò Probe Parker tiến tới Mặt trời đạt tốc độ tối đa 213.200 dặm một giờ, thiết lập một kỷ lục mới về tốc độ tàu vũ trụ trước đó.
Cùng với những kỷ lục mới này chắc chắn tàu thăm dò Parker Solar Probe sẽ liên tục phá vỡ kỷ lục tốc độ khi quỹ đạo của nó tiến gần hơn đến ngôi sao khổng lồ này và sẽ di chuyển nhanh hơn nữa.
Ở khoảng cách này, ánh sáng Mặt trời dữ dội sẽ làm nóng tấm chắn nhiệt của tàu thăm dò Parker Solar Probe. Tấm chắn nhiệt này được gọi là Hệ thống bảo vệ nhiệt, khoảng 820 độ F.
Nhiệt độ này sẽ tăng lên đến 2.500 F khi tàu vũ trụ tiếp cận gần Mặt trời hơn, sau đó các thiết bị và hệ thống tàu vũ trụ được bảo vệ bởi lá chắn nhiệt thường được giữ ở 80 F.
Theo dự tính của các nhà khoa học, thời điểm tàu thăm dò bắt đầu thu thập năng lượng Mặt trời vào ngày 31 tháng 10 và tàu vũ trụ sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu khoa học vào cuối giai đoạn gần Mặt trời vào ngày 11 tháng 11. Theo đó, phải mất vài tuần sau khi kết thúc việc tiếp cận Mặt trời và gửi dữ liệu khoa học xuống Trái đất.