Tìm thấy hàng trăm tinh thể đá 'ma thuật', hé lộ nghi lễ hoành tráng ở miền tây nước Anh

Hà Thu |

Các nhà khảo cổ học cho biết hàng trăm mảnh vỡ của một loại thạch anh trong suốt hiếm có được gọi là "tinh thể đá" cho thấy người thời kỳ đồ đá mới đã sử dụng khoáng chất này để trang trí các ngôi mộ và các công trình kiến ​​trúc khác tại một địa điểm nghi lễ ở miền tây nước Anh.

Hơn 300 tinh thể đá trong suốt được tìm thấy ở Anh

Hơn 300 tinh thể đá trong suốt được tìm thấy ở Anh

Các tinh thể đá có khả năng được đưa đến từ một nguồn cách xa hơn 130 km, trên địa hình đồi núi, và các tinh thể này dường như đã được cẩn thận phá vỡ thành các mảnh nhỏ hơn nhiều, có thể trong một cuộc tụ tập cộng đồng để xem một vật liệu ma thuật.

Nick Overton, một nhà khảo cổ học tại Đại học Manchester ở Anh, cho biết: “Bạn có thể coi đó là một sự kiện thực sự đặc biệt. Có cảm giác như họ đang chú trọng rất nhiều vào việc thực hành..."

Overton là tác giả chính của một nghiên cứu được công bố vào tháng 7 trên Tạp chí Khảo cổ học Cambridge mô tả việc phát hiện ra hơn 300 mảnh vỡ tinh thể thạch anh này tại một địa điểm tổ chức nghi lễ 6.000 năm tuổi ở Đồi Dorstone ở miền tây nước Anh, cách đài tưởng niệm Arthur's Stone khoảng 1,6 km về phía nam. Một số mảnh tinh thể gần như trong suốt, có dạng lăng trụ, tách ánh sáng trắng thành quang phổ cầu vồng có thể nhìn thấy được.

Tinh thể thạch anh cũng có tính phát quang tribol - nghĩa là nó phát ra ánh sáng nhấp nháy khi bị va chạm - và tính chất đặc biệt đó hẳn đã tăng cường quá trình phá vỡ các tinh thể thành các mảnh nhỏ hơn.

Overton giải thích: “Nếu bạn đập hai trong số những tinh thể này lại với nhau, chúng sẽ phát ra những tia sáng xanh, điều này thực sự hấp dẫn. Đó hẳn là một trải nghiệm loại vật liệu khá hiếm và khá đặc biệt trong thời kỳ này, nơi không có thủy tinh và không có vật liệu rắn trong suốt nào khác."

Các nhà khảo cổ cho rằng, các công trình kiến ​​trúc cổ đại tại Đồi Dorstone và Đá Arthur là một phần của cảnh quan thời kỳ đồ đá mới được xây dựng từ 1.000 năm trước Stonehenge, được xây dựng cách đây khoảng 5.000 năm trên Đồng bằng Salisbury, cách khoảng 100 km về phía đông nam.

Overton cho biết các mảnh vỡ tinh thể đá nằm rải rác xung quanh địa điểm Đồi Dorstone nhưng tập trung ở các gò chôn cất. Một số mảnh vỡ lớn nhất dường như đã được đặt bên trong các hố chôn cất xương người đã được hỏa táng.

Overton cho biết, không có nguồn tinh thể đá ở địa phương và vì vậy có khả năng khoáng chất trong suốt này có nguồn gốc từ một trong hai địa điểm được biết đến từ thời đồ đá mới: một trong một hang động ở vùng núi Snowdonia ở phía bắc xứ Wales, cách đó khoảng 100 km; và một ở St David's Head trên bờ biển phía tây nam xứ Wales, cách đó khoảng 160 km.

Phân tích cho thấy rằng các tinh thể lớn sau đó đã được "nhào nặn" một cách thành thạo với kỹ thuật dùng cho đá lửa - cố ý phá vỡ thành các mảnh nhỏ hơn - nhưng các mảnh sau đó không được tạo thành công cụ.

337 mảnh vỡ từ Đồi Dorstone đại diện cho bộ sưu tập lớn nhất các mảnh tinh thể đá từng được tìm thấy ở Anh và Ireland. Các mảnh tinh thể đá thạch anh cũng đã được tìm thấy tại các khu chôn cất thời đồ đá mới khác ở Anh và Ireland, nhưng chúng hầu như bị bỏ qua.

Overton cho biết: “ Những mảnh tinh thể đá này có thể giúp chúng ta suy nghĩ về các khía cạnh khác của thời kỳ đồ đá mới, chẳng hạn như kết nối thương mại hoặc trao đổi những vật liệu quý hiếm."

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại