Tìm thấy bức thư khắc trên thanh tre trong mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia kỳ công khôi phục, đọc xong nội dung mà chỉ biết ngẩn người

Chi Chi |

Sau khi khai quật lăng mộ, những dòng chữ trên thanh tre đã tiết lộ danh tính chủ nhân ngôi mộ cổ.

Khi nhắc đến những ngôi mộ cổ, người ta nghĩ ngay đến sự bí ẩn. Những cuộc khai quật, nghiên cứu mộ cổ đã vén màn biết bao sự thật lịch sử, đào được vô vàn di vật văn hóa quý giá, câu chuyện thú vị để hậu thế có thể phần nào hiểu được về quá khứ và cuộc sống của người xưa.

Ở phía bắc của thành cổ Kinh Châu thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đến nay vẫn còn khu vực gọi là thành Kỷ Nam, nguyên là kinh đô của Sở Quốc cổ đại thời kỳ Đông Chu. Vùng đất đã biến thành phế tích sau nhiều biến động chiến tranh nhưng vào thời Tần và Hán, do vị trí địa lý và phong thủy cực kỳ đắc địa, nó đã trở thành nghĩa trang của giới quý tộc. Người ta đã tìm được một số lượng lớn các ngôi mộ cổ thời Tần và Hán ở khu vực này.

Tìm thấy bức thư khắc trên thanh tre trong mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia kỳ công khôi phục, đọc xong nội dung mà chỉ biết ngẩn người - Ảnh 1.

Chuyên gia đã khai quật được hàng trăm ngôi mộ thời Tây Hán ở Kỷ Nam

Khu vực được Trung Quốc đưa vào diện bảo vệ, bảo tồn từ những năm 1950, và mãi đến năm 1973, các cuộc khai quật mới lần lượt được bắt đầu. Khi chuyên gia khai quật đến ngôi mộ cổ đánh dấu số 168 thời Tây Hán, họ đã tìm thấy một thi hài được bảo quản rất tốt. Chủ nhân mộ không chỉ có hài cốt hoàn chỉnh mà còn có lớp da đàn hồi. Hơn 2.000 năm trước, công nghệ ướp xác, bảo quản xác này có thể được được coi là một phép lạ.

Sau đó, một số lượng lớn các đồ tùy táng cũng được tìm thấy trong ngôi mộ cổ. Đáng chú ý nhất trong số đó là những lá thư viết lên thanh tre ghi lại danh tính của chủ nhân ngôi mộ và nhiều dòng chữ lạ khác nữa. Những thanh tre đã thu hút sự chú ý và tò mò lớn của đội khảo cổ nên ngay lập tức được đưa về phòng nghiên cứu nhằm phục hồi và phân tích chữ viết đã bị mờ nhòe sau 2 thiên niên kỷ.

Tìm thấy bức thư khắc trên thanh tre trong mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia kỳ công khôi phục, đọc xong nội dung mà chỉ biết ngẩn người - Ảnh 3.

Thư viết trên thanh tre là hình thức lưu giữ văn bản phổ biến thời bấy giờ

Sau một thời gian dài phục hồi nguyên trạng cho những bức trúc thư, hầu như toàn bộ nội dung của nó đã có thể giải nghĩa.

Người chủ lăng mộ có tên là Toại, có chức quan Ngũ đại phu, theo cấp bậc thời bấy giờ được tính là quý tộc tầm trung. Nhưng điều thú vị hơn cả là nội dung của bức thư tre đi kèm.

Đầu thư viết: "Tháng 5 năm Canh thứ mười ba, quan trên Giang Lăng cảm cáo quan dưới địa phủ", ý là chủ nhân ngôi mộ giới thiệu mình là quan trên mặt đất lúc sinh thời, thỉnh an Diêm Vương dưới suối vàng.

Sau đó, ông viết rằng ông đã "mang" một số lượng lớn lính canh và người giúp việc, cũng như rất nhiều tài sản xuống theo và câu cuối cùng là: "Có thể cho ta chức quan lệnh là được".

Ý của bản dịch tổng thể là: Ta đã đem rất nhiều tài sản và nô tỳ đến tặng cho Diêm vương, mong Diêm vương có thể cho hắn một chức quan nhỏ để giữ thể diện.

Tìm thấy bức thư khắc trên thanh tre trong mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia kỳ công khôi phục, đọc xong nội dung mà chỉ biết ngẩn người - Ảnh 5.

Nội dung trên thư quả thật khác xa những hình dung ban đầu

Hóa ra sau tất cả, vị quý tộc chủ ngôi mộ này lại viết thư gửi Diêm Vương với nội dung khiến hậu thế không khỏi "dở khóc dở cười". Ngay đến khi đã chết rồi, ông vẫn trắng trợn một mực muốn "hối lộ" Diêm Vương và vẫn ham mê chức quyền, muốn làm quan như khi còn sống.

Có thể suy đoán chủ nhân ngôi mộ này từng là một vị lãnh chúa hoặc quan tham lúc sinh thời. Ngày còn sống, ông cũng đã từng dùng cách thức hối lộ này để thăng quan tiến chức, hưởng được vinh quang. Tham vọng này đã "ngấm vào máu" đến mức khi sang thế giới bên kia, ông vẫn không từ bỏ được.

Tìm thấy bức thư khắc trên thanh tre trong mộ cổ 2.000 tuổi, chuyên gia kỳ công khôi phục, đọc xong nội dung mà chỉ biết ngẩn người - Ảnh 7.

Chủ nhân ngôi mộ là một vị tham quan "đến chết vẫn tham"

Tuy nhiên, dưới con mắt của các nhà khảo cổ học thì viết thư gửi Diêm Vương là điều hết sức bình thường vào thời bấy giờ chứ không phải hành động ngớ ngẩn. Vào thời nhà Tần và nhà Hán, việc cầu xin Diêm Vương như thế là một tục lệ vì người xưa thực sự tin vào địa ngục, thế giới bên kia,... Thế nhưng việc công khai hối lộ một cách trắng trợn để xin chức quan như ông "Toại" đây thực sự là hiếm gặp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại