Tìm ra dấu vết của một tội ác vũ trụ: các nhà khoa học tìm ra ngôi sao đã từng nuốt trọn một hành tinh khác

Dink |

Sẽ có thể xảy ra với Mặt Trời và Trái Đất.

Các nhà khoa học vừa khám phá ra một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đang nằm trong diện "có thể bị tuyệt chủng".

Hiện nó đang quay quanh một ngôi sao, ở một ví trí cách Trái Đất chúng ta 300 năm ánh sáng. Những nhận định ban đầu hé mở một quá khứ không mấy tươi sáng của hệ sao anh em cách xa chúng ta 2.838.158.520.000.000 km kia.

Tại sao lại nhận họ hàng nhanh đến vậy? Bởi vì ngôi sao mang tên HIP 68468 kia được gọi là "Mặt Trời sinh đôi" với nhiệt độ, tuổi thọ và thành phần không khác nhau là mấy.

 Có một điểm khác biệt lớn nhất, đó là HIP 68468 kia đã từng nuốt trọn một hành tinh từng quay quanh nó. Những dấu tích để lại đã cho các nhà khoa học một chút chứng cứ để xác định như vậy.

Tìm ra dấu vết của một tội ác vũ trụ: các nhà khoa học tìm ra ngôi sao đã từng nuốt trọn một hành tinh khác - Ảnh 1.

Một đội ngũ các nhà thiên văn học đến từ nhiều nơi trên thế giới, đứng đầu là giáo sư Jorge Melendez tại Đại học Sao Paulo, Brazil đã nghiên cứu HIP 68468 một thời gian với Đài thiên văn La Silla tại Chile. Họ cũng đã phát hiện ra thêm 2 hành tinh khác nữa trong hệ sao này.

Hành tinh đầu tiên có tên gọi HIP 68468c, là một Siêu Sao Hải Vương – một vật thể vũ trụ lớn hơn Sao Hải Vương trong Hệ Mặt Trời của chúng ta. Cụ thể, HIP 68468c lớn hơn Sao Hải Vương 50% và có khối lớn hơn Trái Đất 26 lần.

Hành tinh còn lại là HIP 68468b, là một Siêu Trái Đất – có khối lớn hơn Trái Đất nhưng lại nhỏ hơn Sao Hải Vương và Sao Thiên Vương.

Điểm đáng chú ý của HIP 68468b, hành tinh có khối lớn gấp 3 lần Trái Đất, đó là hành tinh mang danh nghĩa Siêu Trái Đất đầu tiên quay quanh một Mặt Trời sinh đôi mà các nhà khoa học phát hiện ra.

Nhưng tại sao hai hành tinh kia lại được đặt tên là “b” và “c: chứ không bắt đầu từ “a”? Dù các nhà khoa học không giỏi khoản đặt tên lắm, nhưng họ làm vậy cũng sẽ phải có lý do hợp lý: đã từng có ít nhất một hành tinh nữa quay quanh HIP 68468, bên cạnh hai hành tinh b và c.

Tìm ra dấu vết của một tội ác vũ trụ: các nhà khoa học tìm ra ngôi sao đã từng nuốt trọn một hành tinh khác - Ảnh 2.

Khi các nhà khoa học phân tích thành phần của ngôi sao HIP 68468, họ phát hiện ra một lượng lithium nhiều hơn 4 lần bình thường, nhất là khi tuổi thọ của ngôi sao này mới chỉ khoảng 6 tỷ năm. Bênh cạnh đó, họ còn phát hiện ra những thứ kim loại chống nhiệt thường chỉ có trên các hành tinh sỏi đá.

Những dấu hiệu cho thấy nơi đây là hiện trường của một “tội ác mang tầm vũ trụ”.

Rất khó có thể xác định được lịch sử của một ngôi sao cụ thể, nhưng nếu như chúng ta gặp may, ta sẽ tìm ra được những ngôi sao có trên đó những thành phần của những hành tinh khác”, nhà thiên văn học Debra Fischer từ Đại học Yale, một người không tham gia dự án nghiên cứu.

Đó chính là sự may mắn mà chúng ta gặp với HIP 68468. Ta đã tìm thấy những dấu vết hóa học của một hành tinh đã bị ngôi sao trung tâm nuốt chửng vẫn còn đâu đó trong hệ sao này”.

Nghe chừng có vẻ kinh khủng, ngôi sao tỏa sáng ở giữa hệ nuốt trọn một hành tinh đang quay quanh nó. Sự thực đúng là nghe kinh khủng thật, và các nhà khoa học cho rằng hiện tượng kì lạ này diễn ra khá thường xuyên trong vũ trụ.

Hiện tại, các nhà thiên văn học đang theo dõi tổng cộng 60 Mặt Trời sinh đôi và họ dự đoán rằng, 15% trong số đó là những ngôi sao có thừa lượng lithium, gợi ý rằng đâu đó trong lịch sử phát triển của mình, những ngôi sao kia đã từng nuốt mất một trong những hành tinh quay quanh chúng.

Và tệ hơn nữa, các nhà khoa học nghĩ rằng điều này có thể xảy đến với Hệ Mặt Trời của chúng ta, nếu như cho Mặt Trời kia một thời gian tồn tại đủ dài, khoảng vài tỉ năm nữa.

Tìm ra dấu vết của một tội ác vũ trụ: các nhà khoa học tìm ra ngôi sao đã từng nuốt trọn một hành tinh khác - Ảnh 3.

Quay trở lại với HIP 68468, các nhà khoa học cũng nhận định rằng sự kiện nuốt chửng này rất có thể sẽ diễn ra một lần nữa, bởi lẽ hai hành tinh b và c còn lại đã đang quay ở một quỹ đạo khá gần ngôi sao này rồi. 

Nó đang dần tiến vào trong, lệch khỏi quỹ đạo ban đầu khi mới hình tháng khá nhiều. Siêu Trái Đất HIP 68468b rất có thể sẽ là nạn nhân tiếp theo.

Để cho dễ hình dung, các nhà khoa học đo được rằng HIP 68468b chỉ mất có 3 ngày để bay quanh ngôi sao trung tâm của nó, điều mà Trái Đất phải mất 365 ngày để thực hiện. Xét tới việc HIP 68468 đã ăn một ngôi sao khác trước đây, nó sẽ không ngần ngại gì mà tái phạm “tội ác” này một lần nữa.

Nhưng hi vọng, không xa trong tương lai, chúng ta sẽ có thể có một thước phim về cảnh này: một ngôi sao khổng lồ nuốt chửng một hành tinh quay quanh nó.

Chúc may mắn, HIP 68468b và chúc ngon miệng, HIP 68468.

Tham khảo ScienceAlert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại