Tiểu hành tinh tốc độ nhanh nhất đang đến gần Trái đất có nguy hiểm không?

Tuấn Anh (Theo Sputnik) |

Theo ông Georgy Goncharov, nguy cơ đáng lo ngại không phải là tiểu hành tinh này, mà là các thiên thể nằm cách Mặt trăng khoảng hơn 384 nghìn km.

Tiểu hành tinh tốc độ nhanh nhất đang đến gần Trái đất có nguy hiểm không? - Ảnh 1.

Theo ông Georgy Goncharov, nguy cơ đáng lo ngại không phải là tiểu hành tinh này, mà là các thiên thể nằm cách mặt trăng khoảng hơn 384 nghìn km.

"Tốc độ của tất cả các thiên thể ở một khoảng cách nhất định so với Mặt trời được xác định bởi chuyển động xung quanh Mặt trời, phải là khoảng 30 km/giây và không thể thay đổi quá nhiều so với giá trị này", chuyên gia nói.

Được phát hiện tháng 3/2001, tiểu hành tinh gần Trái đất của nhóm Apollo 2001 FO32 có đường kính 914 m. Khi đến gần Trái đất, nó sẽ di chuyển với tốc độ cao bất thường - khoảng 124 nghìn km/giờ. Tiểu hành tinh sẽ bay với khoảng cách tương đương hai triệu km, là tiểu hành tinh lớn nhất đến gần hành tinh chúng ta trong năm nay.

Mặc dù không có bất cứ nguy hiểm nào đến chúng ta nhưng viên đá không gian này được chú ý cũng bởi đây là một trong số những thiên thể nhanh nhất bay ngang qua Trái Đất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại