Một tiểu hành tinh có kích thước tương đương với Big Ben sẽ bay qua Trái đất (Ảnh: GETTY)
Tiểu hành tinh 2008 GO20 sẽ đi qua Trái đất vào chiều ngày 24 tháng 7. Quỹ đạo của thiên thạch đã đươc Trung tâm Nghiên cứu Vật thể Gần Trái đất (CNEOS) tại NASA tính toán. Các nhà nghiên cứu xác nhận GO20 sẽ đến khá gần nhưng thật may là không gây ra mối đe dọa nào cho hành tinh của chúng ta.
Các tác động của các tiểu hành tinh trong lịch sử là nguyên nhân gây ra một trong bảy vụ tuyệt chủng hàng loạt của Trái đất, vì vậy các nhà thiên văn vẫn đang theo dõi bầu trời ngày đêm. NASA cho biết: "Khi chúng quay quanh Mặt trời, các vật thể gần Trái đất (NEO) thỉnh thoảng có thể tiếp cận gần Trái đất.
Lưu ý rằng một đơn vị về mặt thiên văn là một khoảng cách rất lớn đối với con người: hàng triệu hoặc hàng chục triệu km." Trong trường hợp cụ thể này, GO20 sẽ đi qua Trái đất ở khoảng cách an toàn là 0,03283 đơn vị thiên văn.
Thiên thạch tới gần Trái đất ở một khoảng cách an toàn (Ảnh: NASA / JPL)
Tuy nhiên, chúng ta vẫn có lý do để chú ý đến hành trình bay của tiểu hành tinh này. GO20 là một vật thể khá lớn, ước tính của NASA cho thấy tiểu hành tinh có kích thước vào khoảng từ 302 đến 688ft (92 đến 210m).
Dựa trên những số liệu này, GO20 có kích thước lớn gấp đôi tháp đồng hồ Big Ben ở Westminster, London. Tiểu hành tinh đang bay trong không gian với tốc độ khoảng 8,18 km / giây - khoảng 18.299mph. Để so sánh, máy bay phản lực nhanh nhất thế giới, Lockheed SR-71 Blackbird, chỉ đạt tốc độ 2.100mpg.
Theo như các nhà khoa học, không có tiểu hành tinh hay sao chổi nào đe dọa sự an toàn của hành tinh chúng ta trong thời gian hiện tại hoặc trong vài trăm năm tới. Nhưng một vật thể nhỏ thỉnh thoảng sẽ đi chệch hướng và đâm vào bầu khí quyển của hành tinh. Có hơn 26.100 tiểu hành tinh gần Trái đất quay quanh Hệ Mặt trời tính đến tháng 6 năm 2021. Một trong những trường hợp đáng nhớ nhất là sự kiện Chelyabinsk năm 2013.
Vào ngày 15 tháng 2 năm 2013, một thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà bay vào bầu trời phía trên Chelyabinsk Oblast của Nga và phát nổ trước khi rơi xuống đất. Vào thời điểm đó, không ai nhìn thấy tảng đá Vũ trụ vì nó lao về phía chúng ta từ hướng của Mặt trời. Khi tiểu hành tinh phát nổ, nó đã tạo ra một tia sáng chói mắt và thổi bay các cửa sổ trong bán kính 200 dặm. Hơn 1.600 người đã bị thương khi các mảnh kính vỡ đập vào mặt.
5 năm sau vụ việc, Giám đốc Phòng vệ hành tinh của NASA, Lindley Johnson, cho biết tiểu hành tinh Chelyabinsk là một "hồi chuông cảnh tỉnh từ Vũ trụ". Ước tính của NASA cho thấy thiên thạch này đã nổ với sức công phá tương đương khoảng 440.000 tấn thuốc nổ TNT.