Tiểu hành tinh khổng lồ dài 70m, tốc độ 40.000mph sẽ tới Trái đất trong tuần này

Lê Phương |

Các nhà khoa học NASA cho biết một tiểu hành tinh có kích thước còn lớn hơn cả Cột Nelson sẽ tiếp cận gần Trái đất khi những người Anh thức dậy vào thứ Năm.

Tiểu hành tinh khổng lồ dài 70m, tốc độ 40.000mph sẽ tới Trái đất trong tuần này - Ảnh 1.

Tiểu hành tinh được dự báo sẽ ghé thăm Trái đất vào thứ Năm

Theo dữ liệu của NASA, thiên thạch không gian sẽ di chuyển qua hành tinh của chúng ta lúc 5 giờ 43 phút sáng (giờ địa phương) với tốc độ gần 40.000mph.

Trung tâm cơ quan vũ trụ Hoa Kỳ đã tính toán quỹ đạo tiểu hành tinh và sao chổi cùng tỷ lệ tác động của chúng tới Trái đất (CNEOS).

Phân tích cho biết thiên thạch có đường kính từ 32 m đến 71m và sẽ ở xa hơn Mặt trăng khoảng 7,5 lần vào hôm thứ Năm.

Khoảng cách của nó tới mặt trăng là 238.803 dặm, rất xa, tuy nhiên quỹ đạo hình elip cao của tiểu hành tinh có nghĩa là nó sẽ quay trở lại.

Quỹ đạo của nó được NASA xếp vào loại "Apollo" – thiên thạch bay qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái đất tương tự như cách một tảng đá khổng lồ dài 1,5km đã làm vào năm 1862.

Thiên thạch Apollo 1862 được xếp vào loại "tiểu hành tinh có khả năng nguy hiểm" với quỹ đạo đi qua Trái đất xung quanh Mặt trời, cũng như Sao Kim và Sao Hỏa.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu quỹ đạo của nó trong hàng trăm năm.

Tiểu hành tinh khổng lồ dài 70m, tốc độ 40.000mph sẽ tới Trái đất trong tuần này - Ảnh 2.

Siêu thiên thạch từng làm thay đổi hệ sinh thái của cả Trái đất

Mới đây, một nghiên cứu đã chỉ ra tiểu hành tinh được cho là đã xóa sổ khủng long, đồng thời tạo ra các khu rừng nhiệt đới trên thế giới.

Tác động của hòn đá không gian rộng 12km tấn công Trái đất 66 triệu năm trước được cho là đã làm thay đổi mạnh mẽ đời sống thực vật trong các khu rừng mưa nhiệt đới Nam Mỹ.

Hơn 56.000 hóa thạch phấn hoa và lá từ Columbia đã được nghiên cứu, điều này cho thấy sự khác biệt lớn trong các loại thảm thực vật trên Trái đất trước khi tiểu hành tinh va vào.

Công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí Science, đồng tác giả Tiến sĩ Mónica Carvalho, thuộc Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonian ở Panama, viết: "Nhóm của chúng tôi đã kiểm tra hơn 50.000 hóa thạch phấn hoa và hơn 6.000 hóa thạch lá, so sánh trước và sau vụ va chạm".

Bà nói thêm: "Bài học rút ra ở đây là sau khi bị xáo trộn bởi thiên thạch... các hệ sinh thái nhiệt đới không chỉ phục hồi trở lại; thậm chí chúng còn thay đổi và quá trình này diễn ra trong một thời gian dài".

Theo nghiên cứu, các loài cây lá kim và dương xỉ đã bao phủ các khu rừng nhiệt đới trước khi tiểu hành tinh tấn công bán đảo Yucatan ở Mexico.

Tuy nhiên, nhiều loài thực vật, đặc biệt là những loài mang hạt, đã bị xóa sổ hoàn toàn, với sự đa dạng của thảm thực vật giảm gần một nửa (45%). Trong sáu triệu năm tiếp theo, các loài thực vật có hoa đã thay thế.

Tác động tàn phá của tiểu hành tinh, được gọi là sự kiện tuyệt chủng kỷ Phấn trắng-Paleogen (K-Pg), được cho là đã giết chết 75% động vật trên Trái đất.

Sự kiện được cho là có thể ảnh hưởng đến tất cả các lục địa cùng một lúc. Hóa thạch phấn hoa từ New Mexico, Alaska, Trung Quốc và New Zealand đã gợi ý cho các nhà khoa học về những thay đổi tương tự đối với đời sống thực vật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại